Lớp 10

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Lập dàn ý bài văn thuyết minh, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Bạn đang xem: Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Mời các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

I. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần:

  • Mở bài: Giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Thân bài: Phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài.
  • Kết bài: Tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

2. Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?

  • Bố cục ba phần của một bài làm văn phù hợp với đặc điểm của văn thuyêt minh.
  • Nguyên nhân: Bài văn thuyết minh cũng là kết quả của thao tác làm văn.

3. So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

a. Mở bài:

– Giống nhau: Giới thiệu nội dung vấn đề

– Khác nhau:

  • Văn bản tự sự: Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, giới thiệu nhân vật chính, góc nhìn (người chứng kiến).
  • Văn bản thuyết minh: Giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh.

b. Kết bài:

– Giống nhau: Kết thúc lại văn bản.

– Khác nhau:

  • Văn bản tự sự: Suy nghĩ, đánh giá về câu chuyện được kể.
  • Văn bản thuyết minh: Khái quát lại về đối tượng thuyết minh.

4. Các trình tự sắp xếp (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?

  • Các trình tự sắp theo thời gian, không gian, chứng minh – phản bác không phù hợp. Vì các trình tự trên lần lượt phù hợp với văn tự sự, miêu tả, nghị luận hơn.
  • Riêng trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy…) phù hợp để làm sáng tỏ nội dung cần thuyết minh.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

1. Xác định đề tài

2. Lập dàn ý

a. Mờ bài

– Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…).

– Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).

– Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, tác giả, nhà khoa học…) cần tìm hiểu.

b. Thân bài

  • Tìm ý, chọn ý: Những tri thức cần được cung cấp đến người đọc cần chuẩn xác.
  • Sắp xếp ý khoa học, mạch lạc.

c. Kết bài

  • Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
  • Lưu lại suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.

Tổng kết: Để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải:

  • Nắm vững các kiến thức về dàn ý và kĩ năng lập dàn ý.
  • Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
  • Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

III. Luyện tập

Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:

Đề 1. Giới thiệu một tác giả văn học.

(1) Mở bài: Giới thiệu về tác giả văn học cần thuyết minh.

(2) Thân bài

  • Vị trí, vai trò của tác giả trong nền văn học Việt Nam.
  • Một vài nét về tiểu sử, cuộc đời của tác giả.
  • Quan điểm sáng tác của tác giả.
  • Sự nghiệp sáng tác văn học: Các giai đoạn sáng tác, đề tài sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu…
  • Giá trị của các tác phẩm: Nội dung và Nghệ thuật.

(3) Kết bài: Khẳng định vai trò của tác giả văn học.

Đề 2. Giới thiệu một tấm gương học tập tốt.

(1). Mở bài: Giới thiệu về tấm gương học tập tốt (bạn cùng lớp, cùng trường…)

(2) Thân bài

– Hoàn cảnh sống của tấm gương: Gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

– Những thành tích nổi bật về học tập: Nhiều năm liền đạt thành tích học sinh giỏi, đạt giải trong cuộc thi HSG cấp thành phố…

– Phương pháp học của bạn: Khoa học, Hiệu quả.

– Không chỉ là tấm gương học tập, mà còn là tấm gương đạo đức: Hay giúp đỡ bạn bè, lễ phép với thầy cô…

(3) Kết bài. Nêu cảm nghĩ, nhận xét của mình về tấm gương học tốt

Đề 3. Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình.

(1) Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào ( là phong trào gì, lĩnh vực, địa điểm diễn ra…)

(2) Thân bài:

  • Mục đích của phong trào
  • Diễn biến của phong trào
  • Kết quả của phong trào
  • Hạn chế cần khắc phục.

(3) Kết bài

Nêu ý nghĩa của phong trào

Đề 4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

(1) Mở bài: Giới thiệu chung về quy trình sản xuất.

(2) Thân bài

  • Nguyên liệu sản xuất
  • Giai đoạn, quá trình sản xuất (nêu rõ cụ thể từng bước).
  • Chú ý trong quá trình sản xuất
  • Sản phẩm của quy trình sản xuất.
  • Đánh giá về chất lượng sản phẩm.
  • Vai trò của sản phẩm trong cuộc sống.

(3) Kết bài:

Đánh giá lại quy trình sản xuất.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!