Lớp 6

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Bài thơ Lượm của Tố Hữu sẽ được hướng dẫn tìm hiểu. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm của Tố Hữu.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm của Tố Hữu
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Tài liệu bao gồm 2 đoạn văn mẫu lớp 6, mời các bạn học sinh tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm của Tố Hữu

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm – Mẫu 1

“Lượm” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm – một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình ảnh Lượm hiện lên với vài nét khắc họa những để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một cậu bé chừng mười bốn, mười lăm tuổi. Dáng vẻ nhỏ bé, nhanh nhẹn thể hiện qua đôi chân lúc nào cũng thoăn thoắt. Vì tuổi còn nhỏ nên cậu vẫn còn rất hồn nhiên, chiếc mũ ca-lô đội lệch sang một bên thật nhí nhảnh. Cậu vừa chạy nhảy, vừa huýt sáo làm vang cả cánh đồng. Cách so sánh “như con chim chích” khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tâm hồn ngây thơ của cậu. Không chỉ là hình ảnh của Lượm, Tố Hữu còn kể lại hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm. Với lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Cậu bé liên lạc đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Trong lòng cậu không hề sợ hãi nguy hiểm xung quanh mình mà chỉ nghĩ đến nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành lúc này. Lượm đã hy sinh trên cánh đồng lúa của quê hương. Cậu bé là một người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ. Khi đọc xong bài thơ này, tôi như cảm phục thêm về một thế hệ Việt Nam anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân, tính mạng cho sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm – Mẫu 2

“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta – một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!