Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (Có đáp án)
Trắc nghiệm Sinh 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa là tài liệu vô cùng hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24 bao gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Các bằng chứng tiến hóa. Thông qua tài liệu này giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 12 bài 24, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Bạn đang xem: Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 24 (Có đáp án)
Trắc nghiệm Sinh 12 bài 24 Các bằng chứng tiến hóa
Câu 1: Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo
B. Phản ánh sự tiến hóa phân li
C. Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
D. Phản ánh nguồn gốc chung
Câu 2: Bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan
B. các giai đoạn phát triển phôi thai
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất
Câu 3: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các loài động vật khác
B. Lá đậu hà lan và gai xương rồng
C. Cánh chim và cánh côn trùng
D. Tua cuốn dây bầu, bí và gai xương rồng
Câu 4: Cấu tạo khác nhau về chi tiết các cơ quan tương đồng là do
A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của loài
B. CLTN đã diễn ra theo các hướng khác nhau
C. chúng ó nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.
D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 5: Vì sao nói quá trình đột biến là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Vì tần số đột biến của vốn gen khá lớn
B. Vì là cơ sở để tạo ra biến dị tổ hợp
C. Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số alen trong quần thể
D. VÌ cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người
B. Ngà voi và sừng tê giác
C. Vòi voi và vòi bạch tuột
D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi
Câu 7: Yếu tố nào dưới đây làm nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến NST
B. Thường biến
C. Biến dị đột biến
D. Đột biến gen
Câu 8: Cánh của dơi, vây ngực của cá vọi, chân trước của mèo và tay người là
A. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau
B. cơ quan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau
C. cơ quan tương đồng, vì cùng nguồn gốc và có kiểu cấu tạo giải phẫu giống nhau
D. cơ quan tương tự, vì cùng nguồn gốc và có hình thái giống nhau
Câu 9: Các nhân tố đóng vai trò quan cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:
A. Quá trình đột biến và biến động di truyền
B. Quá trình đột biến và cơ chế cách li
C. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình giao phối và quá trình đột biến
Câu 10: Khi nói về cơ quan tương đồng, có bao nhiêu nhận định sau đây là không đúng?
1. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng phản ánh sự tiến hóa phân li.
2. Cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung.
3. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
4. Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác về chi tiết cấu tạo, hình thái giữa các cơ quan tương đồng là do chúng có nguồn gốc khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 11: Để chọn lọc tự nhiên diễn ra thì điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
A. Biến dị phát sinh phải là biến dị di truyền được
B. Biến dị phát sinh phải giúp cá thể đó sinh nhiều con cái hơn và con cái của nó phải sống sót ở thế hệ kế tiếp
C. Biến dị phát sinh phải biểu hiện ra kiểu hình của các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể phải có khả năng di chuyển giữa các quần thể
Câu 12: Trường hợp nào sau đây là cơ quan tương tự?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác
B. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng
C. Tua cuốn của dây bầu và gai xương rồng
D. Cánh chim và cánh côn trùng
Câu 13: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là:
A. Đột biến cấu trúc NST
B. Đột biến NST
C. Biến dị tổ hợp
D. Đột biến gen
Câu 14: Bằng chứng địa lý sinh vật học nói lên điều gì?
A. Trong một khu địa lí thường có nhiều loài thân thuộc
B. Các vùng địa lí khác nhau thường có nhiều loài khác nhau
C. Các vùng địa lí khác nhau nhưng điều kiện sống giống nhau thường có nhiều loài thân thuộc
D. Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu do có chung nguồn gốc hơn là do môi trường sống giống nhau
Câu 15: Thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb ở người và tinh tinh giống nhau chứng tỏ 2 loài này có cùng nguồn. Đây là ví dụ về
A. bằng chứng giải phẫu so sánh
B. bằng chứng phôi sinh học
C. bằng chứng địa lí sinh vật học
D. bằng chứng tế bào học (hóa sinh)
Câu 16: Mức độ giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại phản ánh:
A. Nguồn gốc chung của sinh giới
B. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài
C. Sự tiến hóa phân li
D. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh loài
Câu 17: Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên.
B. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng giống nhau và ngược lại.
C. Phân tíc trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài
D. Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein,… chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Câu 18: Đặc điểm của hệ động thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hóa dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và nhân tố:
A. Cách li địa lí
B. Cách li sinh thái
C. Cách li sinh sản
D. Cách li di truyền
Câu 19: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai
A. (2), (3) và (5)
B. (2), (4) và (5)
C. (3), (4) và (5)
D. (4), (5) và (6)
Câu 20: Những bằng chứng tiến hóa chứng minh toàn bộ sinh giới ngày nay đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung là
A. cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
B. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự
C. cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa
D. cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa
Câu 21: Tim phôi của động vật có vú ở giai đoạn đầu có mấy ngăn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm
B. Chân trước của mèo và cánh dơi
C. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật
D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
Câu 23: Mức độ giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại phản ánh:
A. Nguồn gốc chung của sinh giới
B. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài
C. Sự tiến hóa phân li
D. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát sinh loài
Câu 24: Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh nguồn gốc chung.
C. Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau và có hình thái tương tự nhau
D. Cơ quan thoái hóa là cơ quant hay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng
Câu 25: Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hóa phân li
B. sự tiến hóa đồng quy
C. sự tiến hóa song hành
D. nguồn gốc chung giữa các loài
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12