Lớp 5

Toán lớp 5: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương trang 107

Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương giúp các em học sinh lớp 5 rèn kỹ năng giải Toán lớp 5 thật thành thạo. Với những kiến thức lý thuyết trọng tâm, cùng phương pháp giải và đáp án chi tiết 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 107, 108 sẽ giúp các em giải bài tập Toán lớp 5 thật tốt.

Qua đó, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương của Chương 3 – Hình học Toán 5 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để chuẩn bị thật tốt bài, cũng như rèn kỹ năng giải Toán lớp 5 thật thành thạo.

Bạn đang xem: Toán lớp 5: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương trang 107

Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương

1. Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật có sáu mặt (như hình vẽ): Hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5, mặt 6) đều là hình chữ nhật.

Hình hộp chữ nhật

Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 3 bằng mặt 5; mặt 4 bằng mặt 6.

Hình hộp chữ nhật

– Hình hộp chữ nhật có tám đỉnh và mười hai cạnh.

Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật như hình vẽ:

Hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật trên có:

+) Tám đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh Q.

+) Mười hai cạnh là: cạnh AB, cạnh BC, cạnh CD, cạnh DA, cạnh MN, cạnh NP, cạnh PQ, cạnh MQ, cạnh AM, cạnh BN, cạnh CP, cạnh DQ.

Hình hộp chữ nhật có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao.

2. Hình lập phương

Hình lập phương

  • Hình lập phương có sáu mặt là các hình vuông bằng nhau.
  • Hình lập phương có tám đỉnh và mười hai cạnh.

Chú ý: Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.

Giải bài tập Toán 5 trang 108

Bài 1

Viết số thích hợp vào ô trống:

Số mặt, cạnh, đỉnh
Hình
Số mặt Số cạnh Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật
Hình lập phương

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Các em học sinh tìm số mặt, số cạnh, số đỉnh của hình lập phương.

Gợi ý đáp án:

Số mặt, cạnh, đỉnh
Hình
Số mặt Số cạnh Số đỉnh
Hình hộp chữ nhật 6 12 8
Hình lập phương 6 12 8

Bài 2

a) Hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật (hình bên).

b) Biết hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 cm, chiều rộng 3 cm, chiều cao 4 cm. Tính diện tích mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM và BCPN.

Bài 2

Phương pháp giải

Mặt đáy MNPQ và các mặt bên ABNM, BCPN đều là hình chữ nhật.

Áp dụng công thức: diện tích hình chữ nhật = chiều dài x chiều rộng

Gợi ý đáp án:

a) Những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật là:

AB = MN = QP = DC

AD = MQ = BC = NP

AM = BN = CP = DQ

b) Diện tích mặt đáy MNPQ là:

6 × 3 = 18 (cm2)

Diện tích của mặt bên ABNM là:

6 × 4 = 24 (cm2)

Diện tích của mặt bên BCPN là

4 × 3 = 12 (cm2)

Đáp số: 18cm2, 24 cm2, 12cm2

Bài 3

Trong các hình dưới đây hình nào là hình hộp chữ nhật hình nào là hình lập phương?

Bài 3

Phương pháp giải

Quan sát hình vẽ và dựa vào cách tính chất của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để xác định hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương.

Gợi ý đáp án:

Hình A là hình hộp chữ nhật (vì có ba kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao).

Hình C là hình lập phương (vì có 6 mặt là hình vuông bằng nhau).

Nói thêm: hình lập phương là một hình hộp chữ nhật đặc biệt có ba kích thước bằng nhau nên ta cũng có thể coi hình C là một hình hộp chữ nhật.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!