Lớp 7

Toán 7 Bài tập cuối chương IV – Cánh diều

Giải Toán 7 Bài tập cuối chương IV sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→5 trang 108 tập 1.

Giải SGK Toán 7 Bài tập cuối chương 4 giúp các em tham khảo phương pháp giải toán, những kinh nghiệm trong quá trình tìm tòi ra lời giải bài tập chương Góc – Đường thẳng song song. Giải bài tập Toán 7 trang 108 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập.

Bạn đang xem: Toán 7 Bài tập cuối chương IV – Cánh diều

Giải Toán 7 trang 108 Cánh diều – Tập 1

Bài 1

a) Cho một ví dụ về hai góc kề nhau, hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh.

b) Thế nào là tia phân giác của một góc?

c) Cho một ví dụ về hai góc đồng vị, hai góc so le trong.

d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị có bằng nhau không? Hai góc so le trong có bằng nhau hay không?

e) Phát biểu tiên đề Euclid về đường thẳng song song.

Gợi ý đáp án

a) Ví dụ: Hai góc aOb và bOc là hai góc kề nhau (như hình vẽ).

Ví dụ: Hai góc xOy và yOz là hai góc kề bù (như hình vẽ).

Ví dụ: Hai góc O1 và O2 là hai góc đối đỉnh.

b) Tia phân giác của một góc là tia nằm trong góc và tạo với hai cạnh của góc đó hai góc bằng nhau.

c) Ví dụ: Hai góc M1 và N1 là hai góc đồng vị.

Ví dụ: Hai góc A1 và B1 là hai góc so le trong.

d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau và hai góc so le trong bằng nhau.

e) Tiên đề Euclid về đường thẳng song song:

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Bài 2

a) Hai góc có tổng số đo bằng 180 ^circ có phải là hai góc kề bù hay không?

b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh có phải là hai góc đối đỉnh hay không?

Gợi ý đáp án

a) Hai góc có tổng số đo bằng 180 ^circ không phải là hai góc kề bù, vì 2 góc kề bù phải là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180 ^circ, chẳng hạn:

Góc xOy và góc xOz có tổng số đo bằng 180^circ nhưng không phải là hai góc kề bù, vì không kề nhau

b) Hai góc bằng nhau và có chung đỉnh không phải là hai góc đối đỉnh, chẳng hạn:

Góc mAq và nAp bằng nhau và có chung đỉnh nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.

Bài 3

Tìm cặp đường thẳng song song trong mỗi hình 53a, 53b, 53c, 53d và giải thích vì sao.

Gợi ý đáp án

a) Vì widehat {{A_1}} = widehat {{B_1}}( = 124^circ). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên z // t

b) Vì widehat {{D_1}} + widehat {{D_2}} = 180^circ( 2 góc kề bù) nên 90^circ + widehat {{D_2}} = 180^circ Rightarrow widehat {{D_2}} = 180^circ - 90^circ = 90^circ

widehat {{D_2}} = widehat {{C_1}}( = 90^circ ). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên m // n

c) Vì widehat {{E_1}} + widehat {{E_2}} = 180^circ( 2 góc kề bù) nên 110^circ + widehat {{E_2}} = 180^circ Rightarrow widehat {{E_2}} = 180^circ - 110^circ = 70^circ

widehat {{E_2}} = widehat {{G_1}}( = 70^circ ). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên x //y

d) Vì widehat {{K_1}} + widehat {{K_2}} = 180^circ( 2 góc kề bù) nên widehat {{K_1}} + 56^circ = 180^circ Rightarrow widehat {{K_1}} = 180^circ - 56^circ = 124^circ

widehat {{H_1}} = widehat {{K_1}}( = 124^circ ). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên x //y

Bài 4

Quan sát Hình 54, trong đó Cx song song với AB.

a) Chứng minh rằng Cx song song với DE.

b) Chứng minh rằng widehat {BCx} = 45^circwidehat {DCx} = 60^circ

c) Tính widehat {BCD}

Gợi ý đáp án

a) Vì AE bot AB; AE bot ED nên AB // ED (2 đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau)

Mà Cx // AB (gt)

Rightarrow Cx // ED (2 đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì thì song song với nhau)

b) Vì Cx // AB nên widehat {ABC} = widehat {BCx} ( 2 góc so le trong), mà widehat {ABC} = 45^circ Rightarrow widehat {BCx} = 45^circ

Vì Cx // ED nên widehat {EDC} = widehat {DCx} ( 2 góc so le trong), mà widehat {EDC} = 60^circ Rightarrow widehat {DCx} = 60^circ

c) Vì tia Ox nằm trong góc BCD nênwidehat {BCD} = widehat {BCx} + widehat {DCx} = 45^circ + 60^circ = 105^circ

Bài 5

Quan sát Hình 55, trong đó mq // xt

a) Kể tên các cặp góc đồng vị bằng nhau.

b) Tìm số đo các góc BAC, CDE.

c) Bạn Nam cho rằng: Qua điểm C kẻ một đường thẳng c song song với hai đường thẳng mq và xt thì sẽ tính được widehat {BCE} = 82^circ . Theo em, bạn Nam nói đúng hay sai? Vì sao?

Gợi ý đáp án

a) Các cặp góc đồng vị bằng nhau là: góc mAn và xEn; góc mAz và xEz; góc nAq và nEt; góc qAz và tEz; góc pBq và pDt; góc qBy và tDy; góc mBy và xDy; góc pBm và pDx

b) Vì widehat {CED} = widehat {zEt}( 2 góc đối đỉnh) nên widehat {CED} = 45^circ

Mà mq // xt nên widehat {BAC} = widehat {CED} ( 2 góc so le trong)

Rightarrow widehat {BAC} = 45^circ

c)

Bạn Nam nói đúng vì:

Vì c // mq nên widehat {ABC} = widehat {{C_1}} ( 2 góc so le trong) nên widehat {{C_1}} = 37^circ

Vì c // xt nên widehat {CED} = widehat {{C_2}} ( 2 góc so le trong) nên widehat {{C_2}} = 45^circ

widehat {{C_1}} + widehat {{C_2}} = widehat {BCE} nên widehat {BCE} = widehat {{C_1}} + widehat {{C_2}} = 37^circ + 45^circ = 82^circ

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!