Lớp 8

Soạn Sinh 8 Bài 32: Chuyển hóa

Soạn Sinh 8 Bài 32: Chuyển hóa giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về chuyển hóa vật chất và năng lượng. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 6 trang 104.

Việc giải bài tập Sinh 8 bài 32 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Bạn đang xem: Soạn Sinh 8 Bài 32: Chuyển hóa

Lý thuyết Chuyển hóa

I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

– Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn chặt với hoạt động của các tế bào và đều cần năng lượng.

Ví dụ:

  • Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
  • Người và động vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ thực vật hoặc động vật ăn thực vật để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho hoạt động sống.

– Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa:

  • Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học:
  • Dị hóa: quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa → các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học → giải phóng năng lượng → cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

– Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa khác nhau phụ thuộc:

  • Lứa tuổi: ở trẻ em đồng hóa > dị hóa. Ở người lớn ngược lại
  • Thời điểm lao động: dị hóa > đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi thì ngược lại.

II. Chuyển hóa cơ bản

– Khi nghỉ ngơi, cơ thể vẫn tiêu hao năng lượng để duy trì các hoạt động cơ bản như: hoạt động của tim, hô hấp và duy trì thân nhiệt.

– Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn. Đó là năng lượng duy trì sự sống được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

– Ý nghĩa: người ta xác định được 1 thang chuyển hóa cơ bản của các lứa tuổi khác nhau ở trạng thái bình thường. Sau khi kiểm tra chuyển hóa cơ bản ở một người và so sánh với thang chuẩn → chuẩn đoán tình trạng bệnh lí của người đó.

III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

– Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào:

  • Sự điểu khiển hệ thần kinh: các trung khu ở não bộ điều khiển trao đổi gluxit, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra: insulin, glucagon.

Giải bài tập Sinh học 8 Bài 32 trang 104

Bài 1 (trang 104 SGK Sinh học 8)

Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.

Gợi ý đáp án

Các chất được lấy từ môi trường đi vào cơ thể biến đổi theo 2 hướng: tổng hợp các chất phức tạp từ các chất đơn giản và tích lũy năng lượng phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng

=> Các sản phẩm phân hủy không cần thiết, độc hại được thải ra ngoài

=> Vì vậy, thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng

Bài 2 (trang 104 SGK Sinh học 8)

Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Gợi ý đáp án

Chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống  bởi vì:

Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.

Bài 3 (trang 104 SGK Sinh học 8)

Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết.

Gợi ý đáp án

Đồng hóa :

– Tổng hợp các chất đặc trưng

– Tích lũy năng lượng và các liên kết hóa học

Tiêu hóa :

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu…

Dị hóa :

– Phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản.

– Bẻ gẫy liên kết hóa học giải phóng năng lượng.

Bài tiết :

Thải các sản phẩm phân hủy, sản phẩm thừa và độc hại ra môi trường ngoài như phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2.

Xảy ra ở tế bào Xảy ra ở các cơ quan

Bài 4 (trang 104 SGK Sinh học 8)

Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa.

Gợi ý đáp án

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào, bao gồm hai quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau là đồng hóa và dị hóa.

Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp các chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.

Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2.

Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!