Lớp 7

Soạn bài Văn bản đề nghị

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Văn bản đề nghị, rất hữu ích và cần thiết.

Soạn bài Văn bản đề nghị
Soạn bài Văn bản đề nghị

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đầy đủ hơn. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Văn bản đề nghị

Soạn văn Văn bản đề nghị

I. Đặc điểm của văn bản đề nghị

1. Đọc các văn bản trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b. Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c. Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

Gợi ý:

a. Viết giấy đề nghị nhằm mục đích nêu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cá nhân hay tập thể đến cấp có thẩm quyền giải quyết.

b. Giấy đề nghị cần ngắn gọn, rõ ràng, không máy móc, phải đảm bảo các mục: ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị cái gì; hình thức trang trọng, sáng sủa và theo một số quy định có sẵn.

c. Tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường cần viết giấy đề nghị: đề nghị thay bàn ghế, tổ chức buổi thảo luận trao đổi kinh nghiệm học tập…

3. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

a. Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

b. Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c. Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d. Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

Gợi ý: Các tình huống phải viết giấy đề nghị: a, c.

II. Cách làm văn bản đề nghị

1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

a. Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau? Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?)

b.Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.

Gợi ý:

a.

– Trình tự văn bản:

  • Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:
  • Quốc hiệu
  • Địa điểm, thời gian viết đơn
  • Tên văn bản
  • Nơi gửi đến
  • Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị
  • Người viết kí, ghi rõ họ tên.

– Giống nhau ở hình thức: các đề mục theo mẫu; khác nhau ở nội dung đề nghị.

– Phần quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị: Đề nghị điều gì và đề nghị để làm gì.

b.

– Về hình thức: trình bày trang trọng, ngắn gọn, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn

– Về nội dung: Đảm bảo các thông tin Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?

2. Dàn mục một văn bản đề nghị

Nội dung văn bản đề nghị tùy vào từng tình huống cụ thể. Tuy vậy, các văn bản đề nghị đều có chung một số nội dung cơ bản. Một văn bản đề nghị cần có các mục sau đây:

a. Quốc hiệu và tiêu ngữ

b. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị

c. Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)

d. Nơi nhận đề nghị

e. Người (tổ chức) đề nghị

g. Nêu sự việc, lý do và ý kiến cần đề nghị

h. Chữ ký và họ tên người đề nghị

3. Lưu ý

a. Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

b. Trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không đề phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

c. Tên người (tổ chức) đề nghị, nơi nhận đề nghị và nội dung đề nghị là những mục cần chú ý trong văn bản đề nghị.

Tổng kết:

– Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể (thừng là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị (kiến nghị) gửi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.

– Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?

III. Luyện tập

Câu 1. Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

a. Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.

b. Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể. Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.

Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào.

Gợi ý:

– Giống nhau: Cả hai tình huống đều có những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.

– Khác nhau:

  • Tình huống a: Nhu cầu của một cá nhân.
  • Tình huống b: Nhu cầu của một tập thể.

Câu 2. Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

Học sinh tự thực hiện.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!