Lớp 7

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống – Cánh diều 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống – Cánh diều 7

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

1. Định hướng

a. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một hiện tượng nào đó trong cuộc sống, đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, thuyết phục người đọc, người nghe.

b. Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần:

  • Xác định được vấn đề cần có ý kiến.
  • Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói
  • Trình bày ý kiến đã lập dàn ý, chú ý điệu bộ…

2. Thực hành

Đề bài: Các văn bản đã học Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê) đều nói đến biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

a. Chuẩn bị

  • Xem lại nội dung ba văn bản đã học.
  • Xác định biểu hiện của lòng yêu nước có trong ba văn bản.
  • Chuẩn bị các phương tiện như tranh, video… máy chiếu, màn hình…

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Mở đầu: Nêu vấn đề cần trình bày: Lòng yêu nước được thể hiện qua Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (Đô-đê).

– Nội dung chính:

  • Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản.
  • Nêu lí lẽ vì sao các biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước.

– Kết thúc: Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của em và liên hệ với cuộc sống hiện nay.

c. Nói và nghe

  • Người nói: Nêu lên được ý kiến của mình, chú ý điều chỉnh cách trình bày (giọng điệu, cử chỉ…), trả lời câu hỏi của người nghe.
  • Người nghe: Tập trung lắng nghe, ghi chép các ý chính và đưa ra câu hỏi cho người nói.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

  • Người nói: Đối chiếu lại với phần chuẩn bị, rút kinh nghiệm về cách trình bày.
  • Người nghe: Tập trung theo dõi, hiểu được vấn đề người nói đang trình bày…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!