Lớp 6

Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử – Cánh Diều 6

Trong quá trình học tập môn Ngữ Văn lớp 6, các thầy cô giáo thường yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử – Cánh Diều 6

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Soạn văn 6: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý bạn đọc khi chuẩn bị bài.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

1. Định hướng

a. Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử là hoạt động giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của sự kiện đó và ảnh hưởng của nó với cuộc sống ngày nay.

b. Khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử, cần chú ý:

– Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận. Chẳng hạn có thể trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một số sự kiện được nhắc đến ở các văn bản đọc hiểu đã học.

– Lập dàn ý cho bài trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử đã chọn.

– Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận.

– Quy trình trao đổi, thảo luận:

(1) Nêu khái quát về sự kiện.

(2) Thuật lại ngắn gọn sự kiện.

(3) Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện.

2. Thực hành

Bài tập: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

a. Chuẩn bị

– Lựa chọn sự kiện lịch sử cần trao đổi, thảo luận.

– Thu thập và lựa chọn các thông tin về sự kiện, những ý kiến đánh giá về ý nghĩa của sự kiện đó từ các nguồn khác nhau như sách báo, internet…

– Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ…)

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi:

  • Đó là sự kiện nào? Xảy ra khi nào? Ở đâu? Liên quan đến những ai? Diễn ra theo trình tự như thế nào? Đâu là các sự việc mở đầu, diễn biến và kết thúc của sự kiện?
  • Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm mà nó xảy ra với cuộc sống chúng ta ngày nay?

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói.

(1) Mở bài: Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

(2) Thân bài

– Thuật lại ngắn gọn diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

– Nêu ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đối với cuộc sống ngày nay.

(3) Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

c. Nói và nghe

– Người nói dựa vào dàn ý đã làm để trình bày ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

– Cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện:

  • Người nghe theo dõi, nắm bắt được diễn biến và ý nghĩa của sự kiện.
  • Người nói và người nghe trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện bằng cách nêu ra các quan điểm hoặc câu hỏi của bản thân. Có thái độ phù hợp khi trao đổi.

– Kết thúc: Khẳng định lại ý nghĩa của sự kiện.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

– Người nói:

  • Nội dung bài nói đã đầy đủ chưa (diễn biến và ý nghĩa của sự kiện)?
  • Cách trình bày có rõ ràng, dễ hiểu không? Ngôn ngữ, điệu bộ, thái độ và cách phương tiện hỗ trợ khác có phù hợp?

– Người nghe:

  • Hiểu đúng và tóm tắt được các thông tin (diễn biến, ý nghĩa của sự kiện) mà người nói cung cấp.
  • Tập trung chú ý theo dõi người nói, nêu câu hỏi nếu thấy chưa rõ.

* Hướng dẫn bài nói:

(1) Mở bài: Kính chào các thầy cô và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày về một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại với đất nước Việt Nam. Đó là vào ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

(2) Thân bài:

– Diễn biến của sự kiện:

  • Ngày 4/5/1945: Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào.
  • Ngày 22/8: Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
  • Sáng ngày 26/8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng.
  • Ngày 27/8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ.
  • Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 30/8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến.
  • Đến 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình.

– Ý nghĩa của sự kiện:

  • Trước hết, đây là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại với toàn thể nhân dân Việt Nam. Bởi sự kiện này có ý nghĩa đã chấm dứt hơn 80 năm thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta.
  • Lời tuyên với Pháp và thế giới: Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền tự do dân chủ.

(3) Kết bài: Sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!