Lớp 4

Soạn bài Trăng ơi… từ đâu đến trang 107

Soạn bài Trăng ơi… từ đâu đến trang 107 giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước 5 câu hỏi bài tập đọc Trăng ơi từ đâu đến, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài tập đọc lớp 4 tuần 29 này.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn bài tập đọc Trăng ơi từ đâu đến – Tuần 29 Tiếng Việt lớp 4 tập 2 cho học sinh của mình. Ngoài ra, còn có thể tham khảo thêm bài soạn Đường đi Sa Pa. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Trăng ơi… từ đâu đến trang 107

Tập đọc Trăng ơi… từ đâu đến

Bài đọc

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi... từ đâu đến

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ lời mẹ ru
Thương Cuội không được học
Hú gọi trâu đến giờ!

Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ đường hành quân
Trăng soi chú bộ đội
Và soi vàng góc sân.

Trăng từ đâu… từ đâu?
Trăng đi khắp mọi miền
Trăng ơi, có nơi nào
Sáng hơn đất nước em…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Từ khó

  • Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.

Hướng dẫn đọc

  • Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ.
  • Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ.
  • Đọc thuộc lòng bài thơ.

Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 4 tập 2 trang 108

Câu 1 (trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?

Trả lời:

Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín, với mắt cá.

Trăng hồng như quả chín.

Trăng tròn như mắt cá.

Câu 2 (trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh rừng xa, từ biển xanh?

Trả lời:

Tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa vì trăng hồng như một quả chín treo lửng lơ trước nhà; trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn như mắt cá không bao giờ chớp mi.

Câu 3 (trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể? Đó là những gì? Những ai?

Trả lời:

Đó là sân chơi, quả bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành quân, chú bộ đội, góc sân – những đồ chơi, sự vật gần gũi với trẻ em, những câu chuyện các em nghe từ nhỏ, những con người thân thiết là mẹ, là chú bộ đội trên đường hành quân bảo vệ quê hương.

Câu 4 (trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

Trả lời:

Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào về quê hương đất nước, cho rằng không có trăng nơi nào sáng hơn đất nước em.

Câu 5 (trang 108 SGK Tiếng Việt 4 tập 2)

Học thuộc lòng bài thơ.

Ý nghĩa bài Trăng ơi từ đâu đến

Hiểu được bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!