Lớp 8

Soạn bài Tổng kết phần Văn (tiếp theo, trang 148)

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 8: Tổng kết phần Văn (tiếp theo, trang 148). Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh khi ôn tập về phần Văn.

Bạn đang xem: Soạn bài Tổng kết phần Văn (tiếp theo, trang 148)

Dưới đây là nội dung chi tiết của tài liệu soạn văn lớp 8, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn Tổng kết phần Văn (tiếp theo)

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 7. Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8 theo các mục: tên văn bản, tên tác giả, tên nước, thế kỉ, thể loại, nội dung chủ yếu, nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật.

Văn bản, tác giả

Thể loại

Tên nước, thời gian

Nội dung chính

Nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật

Cô bé bán diêm

(An-đéc-xen)

Truyện ngắn

Đan Mạch, 1848

Lòng thương cảm đối với những số phận bất hạnh như cô bé trong câu chuyện. Tố cáo xã hội đương thời khi con người trở nên lạnh lùng, vô cảm.

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen yếu tố hiện thực và mộng tưởng

Đánh nhau với cối xay gió (An-đéc-xen)

Tiểu thuyết

Tây Ban Nha, thế kỉ XVII

Phê phán những tiểu thuyết hiệp sĩ phiêu lưu hão huyền trong xã hội đương thời.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật, cặp nhân vật đối lập

Chiếc lá cuối cùng (O Hen-ri)

Truyện ngắn

Mĩ, 1907

Khắc họa được tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược tình huống

Hai cây phong (Ai-ma-tố)

Tiểu thuyết

Cư-rơ-gư-xta, Thế kỉ XX

Tình yêu quê hương da diết và sự xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen – người đã vun trồng hy vọng, ước mơ cho những học trò nhỏ của mình.

Sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm, ngòi bút đậm chất hội họa, cách lựa chọn ngôi kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo

Đi bộ ngao du (Ru-xô)

Tiểu thuyết

Pháp, thế kỉ XVIII

Ca ngợi sự tự do, yêu quý và say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên.

Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, có sức thuyết phục.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e)

Kịch

Pháp, thế kỉ XVII

Khắc họa tính ngu dốt, lố lăng của tay trưởng giả học làm sang, gây tiếng cười sảng khoái

Ngôn ngữ kịch sinh động, bộc lộ tích cách nhân vật rõ nét

Câu 8. Nhắc lại chủ đề của ba văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà mỗi văn bản sử dụng.

1. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: Nêu ra tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, từ đó kêu gọi mọi người hưởng ứng ngày Trái Đất.

2. Ôn dịch, thuốc lá: nêu ra tác hại của ôn dịch thuốc lá cũng như kêu gọi mọi người nêu cao quyết tâm chống lại ôn dịch này.

3. Bài toán dân số: Từ câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm đến vấn đề gia tăng dân số. Và nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình.

=> Phương thức biểu đạt chính của các văn bản là thuyết minh.

II. Bài tập ôn luyện

Câu 1. Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”.

Gợi ý:

“Đôn Ki-hô-tê” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Xéc-van-tét. Nhân vật Đôn Ki-hô-tê được nhà văn Xéc-van-tét xây dựng thành công với những bài học ý nghĩa. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” chỉ là một phần nhỏ trong tác phẩm nhưng cũng phần nào khắc họa được tính cách của nhân vật này.

Đầu tiên, Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo, đam mê tiểu thuyết hiệp sĩ đến nỗi muốn biến mình thành hiệp sĩ để đi hành hiệp trượng nghĩa. Thân hình lão gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi một con ngựa còm, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, toàn là những thứ han gỉ của tổ tiên để lại. Mang trong mình lí tưởng làm hiệp sĩ để cứu giúp mọi người “quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất là phụng sự Chúa đấy”. Nhưng thời đại của hiệp sĩ đã qua, khát vọng của Đôn Ki-hô-tê trở thành lỗi thời, nên mọi suy nghĩ, hành động của ông đều trở thành trò cười cho mọi người. Kh bắt gặp hình ảnh những chiếc cối xay gió, lão cứ đinh ninh cho rằng đó là những tên khổng lồ để rồi một mình lao vào “đánh nhau” với chúng mặc lời ngăn cản của Xan-chô Pan-xa. Lão Thúc con ngựa Rô-xi-na-tê xông lên, không để ý tới lời khuyên của Xan-chô Pan-xa. Đầu tiên, ão thét lên rất lớn: “Chớ có chạy trốn lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”; “Dù cho bọn ngươi… đền tội”. Sau đó, lão thầm cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp trong lúc nguy nan này. Rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc ngựa phi thẳng về phía chiếc cối xay gió gần nhất, đâm mũi giáo vào cánh quạt đang quay khiến nó gãy tan tành. Sau trận đánh thất bại thảm hại, một Đôn Ki-hô-tê gầy gò, ốm yếu đáng lẽ phải ăn uống và nghỉ ngơi. Thì lão lại nằm đó và nghĩ tới tình nương của mình. Thật là những suy nghĩ, hành động gàn dở, điên rồ.

Nhưng đằng sau những hành động đó là một lý tưởng thật cao đẹp: hành hiệp trượng nghĩa. Đôn Ki-hô-tê căm ghét cái ác, cái xấu đã gây ra những bất công cho con người và quyết tâm tiêu diệt bằng hết chúng. Nên ông quyết tâm trở thành hiệp sĩ đi cứu giúp mọi người. Trong cuộc đánh nhau với cối xay gió, một bên là bác giám mã nhát gan ra sức can ngăn mình, ông đã chế giễu tính nhút nhát của bác: “Nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức”. Đôn Ki-hô-tê không chỉ có lí tưởng cao đẹp mà còn tràn đầy dũng cảm, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách. Trong cuộc chiến với những chiếc cối xay gió, dù biết trước đó là một trận đấu không cân sức nhưng ông vẫn không ngần ngại mà ra tay trượng nghĩa: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”.

Như vậy, nhân vật Đôn Ki-hô-tê đã hiện lên với cái nhìn thật toàn diện. Bên cạnh những nét đẹp còn có những điều không tốt. Qua đó tác giả cũng muốn gửi gắm những tư tưởng nhân văn cao đẹp.

Xem thêm tại Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió

Câu 2. Phân tích tác phẩm “Đi bộ ngao du” của Ru-xô.

Gợi ý:

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Ru-xô và tác phẩm “Đi bộ ngao du”.

II. Thân bài

1. Đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn

  • Đi lúc nào, dừng lúc nào tùy thích.
  • Quan sát khắp nơi, dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh.
  • Không phụ thuộc vào con người, phương tiện
  • Không phụ thuộc vào đường sá, lối đi.
  • Hưởng thụ tất cả tự do trên đường đi.
  • Đi để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc.

2. Đi bộ ngao du đầu óc được sáng láng

– Ích lợi của đi bộ ngao du với việc bồi dưỡng nhận thức, làm giàu thêm hiểu biết của con người:

  • Đi như các nhà triết học lừng danh Talet, Platon, Pi-Ta-Go.
  • Xem xét tài nguyên phong phú trên mảnh đất.
  • Thể hiện các sản vật nông nghiệp, cách trồng trọt.
  • Sưu tập các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.

=> Đó là những kiến thức của nhà khoa học tự nhiên.

– So sánh:

  • Kiến thức linh tinh trong phòng sưu tập.
  • Sự phong phú trong sưu tập của những người đi bộ ngao du.

=> Ý nghĩa:

  • Đề cao kiến thức thực tế.
  • Xem thường sách vở giáo điều.
  • Khích lệ mọi người đi bộ mở mang kiến thức, năng lực khám phá, mở rộng tầm hiểu biết.

– Cách nêu dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau: Khi thì so sánh, khi nêu cảm xúc. Câu hỏi tu từ, hoặc nói về kết quả sưu tập tự nhiên học của chú học trò Ê-min.

3. Đi bộ ngao du – tính tình được vui vẻ

– Lợi ích của đi bộ ngao du với việc rèn luyện sức khỏe và tinh thần con người:

  • Đi bộ sức khỏe được tăng cường, tính tình vui vẻ, khoan khoái, hài lòng với tất cả
  • Hân hoan khi trở về nhà, thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi.

– So sánh 2 trạng thái tinh thần đối lập nhau: vui vẻ, hân hoan, khoan khoái với mơ màng, buồn bã, đau khổ.

=>Khẳng định lợi ích tinh thần của người đi bộ ngao du. Từ đó thuyết phục mọi người: Muốn tránh buồn bã, cáu kỉnh nên đi bộ ngao du.

III. Kết bài

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Câu 3. Từ văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, viết một đoạn văn nói về tác hại của bao bì ni lông.

Gợi ý:

– Đặc tính của bao bì ni lông: không phân hủy.

– Thực trạng ở Việt Nam: mỗi ngày đều có hàng triệu bao ni lông được thải ra môi trường – chỉ một phần nhỏ được thu gom, số còn lại vứt bừa bãi ra môi trường công cộng.

– Tác hại:

  • Cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật bị nó bao quanh, sự phát triển của có – xói mòn đất ở đồi núi.
  • Bao ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt vào mùa mưa.
  • Cống rãnh bị tắc tạo thuận lợi cho muỗi phát triển – lan truyền dịch bệnh…
  • Bao ni lông màu đựng thực phẩm có chứa kim loại chì, ca-đi-mi sẽ gây nguy hại đến não, ung thư phổi.
  • Bao bì ni lông khi đốt sẽ tạo ra các loại khí độc, khi con người hít phải sẽ gây khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến nội tiết…

=> Gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

– Biện pháp:

  • Thay đổi thói quen sử dựng, giảm thiểu chất thải bao ni lông bằng cách giặt phơi khô, dùng lại.
  • Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
  • Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá, nhất là khi đựng thực phẩm.
  • Tuyên truyền cho bạn bè, người thân thấy được tác hại của bao bì ni lông.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!