Lớp 7

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Mời các bạn học sinh lớp 7 cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Soạn văn Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

I. Mục đích và phương pháp giải thích

1. Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày (Ví dụ: Vì sao lại có nguyệt thực? Vì sao nước biển mặn?…). Muốn trả lời những câu hỏi ấy phải có các tri thức khoa học chuẩn xác.

Gợi ý:

– Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích khi chưa hiểu rõ vấn đề.

– Ví dụ: Vì sao trái đất có hình cầu? Vì sao chim cánh cụt không biết bay? Vì sao mùa hè lại nóng?…

2. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người (Ví dụ: Thế nào là hạnh phúc? Trung thực là gì? Thế nào là Có chí thì nên?…)

3. Đọc bài văn trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?

b. Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,… Đó có phải là cách giải thích không?

c. Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người kiếm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không?

d. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của câu giải thích không?

Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?

Gợi ý:

a. Bài văn giải thích: Thế nào là lòng khiêm tốn?

b. Các câu văn gồm:

  • Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
  • Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
  • Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.
  • Đây là một trong những cách giải thích làm cho người ta hiểu sâu hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.

=> Việc đưa các định nghĩa như vậy cũng là một cách giải thích. Vì các định nghĩa trên đã trả lời cho câu hỏi “Lòng khiêm tốn là gì?”.

c. Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người kiếm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là một trong các cách giải thích.

d. Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn – cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,… Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

Tổng kết:

– Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

– Giải thích trong văn bản nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

– Người ta thường giải thích bằng cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, đề phòng hoặc noi theo… của hiện tượng, vấn đề được giải thích.

– Bài văn giải thích phải mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

– Muốn làm bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác phân tích phù hợp.

II. Luyện tập

Đọc bài văn trong SGK và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài.

Gợi ý:

– Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo là gì?

– Phương pháp giải thích:

  • Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người;
  • Nêu biểu hiện về lòng nhân đạo: Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ; Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ; Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!