Lớp 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 – Kết nối tri thức 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt (trang 17).

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 17)

Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Câu 1. So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.

a.

– Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn (1)

– Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn. (2)

=> Trạng ngữ trong câu (1) là một từ, trạng ngữ trong câu (2) là một cụm từ. Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng. Nhờ được mở rộng, trạng ngữ đã cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian.

b.

– Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh được treo… (1)

– Trong gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng, những bức tranh của thí sinh được treo… (2)
=> Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng. Nhờ vậy, trạng ngữ đã cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của không gian.

c.

– Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc… (1)

– Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc… (2)

=> Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng. Trạng ngữ được mở rộng đã cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của thời gian.

d.

– Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. (1)

– Trên nóc một lô cốt cũ kế bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc. (2)

=> Trạng ngữ trong câu (2) được mở rộng. Trạng ngữ được mở rộng đã cung cấp thông tin cụ thể hơn về đặc điểm của không gian.

Câu 2. Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

– Ví dụ:

  • Buổi chiều, tôi cùng các bạn ra đồng chơi thả diều.
  • Buổi chiều lộng gió, tôi cùng các bạn ra đồng chơi thả diều.

– Tác dụng: Cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian, không gian… cho sự việc trong câu.

Từ láy

Câu 3. Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:

a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.

  • Từ láy: xiên xiết
  • Tác dụng: Gợi tả về mặt hình ảnh, nhấn mạnh vào tốc độ chảy của dòng nước rất nhanh và mạnh.

b. Tấm thân bé bóng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

  • Từ láy: bé bỏng
  • Tác dụng: Gợi tả về mặt hình ảnh, nhấn mạnh vào kích thước của con chim.

c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

  • Từ láy: mỏng manh
  • Tác dụng: Gợi tả về mặt hình ảnh, nhấn mạnh vào đặc điểm của đôi cánh.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!