Lớp 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108 – Cánh diều 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Thực hành tiếng Việt trang 108, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 108 – Cánh diều 7

Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 108)

Câu 1. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b. Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phi Trường Giang)

c. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. (Hội thi thổi cơm)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Với hai lần bật cung liên tiếp
  • Danh từ trung tâm: cung
  • Các thành tố phụ: hai lần bật, liên tiếp

b.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Sau nghi lễ bái tổ
  • Danh từ trung tâm: nghi lễ
  • Các thành tố phụ: sau, bái tổ

c.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: sau hồi trống lệnh
  • Danh từ trung tâm: hồi trống lệnh
  • Các thành tố phụ: sau

Câu 2. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a. Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b. Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phi Trường Giang)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Từ ngày công chúa bị mất tích
  • Danh từ trung tâm: ngày
  • Các thành tố phụ là cụm chủ vị: công chúa/ bị mất tích

b.

  • Trạng ngữ là cụm danh từ: Khi tiếng trống chầu vang lên
  • Danh từ trung tâm: khi
  • Các thành tố phụ: tiếng trống chầu/ vang lên

Câu 3. Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a. Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b. Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ)

c. Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dùng trận đấu để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Gợi ý:

a.

  • Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì chắc Trũi được vô sự.
  • Kết từ: vì

b.

  • Trạng ngữ là cụm chủ vị: vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong
  • Kết từ: vì

c.

  • Trạng ngữ: để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc
  • Kết từ: để

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Gợi ý:

Khi đọc văn bản Ca Huế, người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Ca Huế được khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Câu văn: Khi đọc văn bản Ca Huế, người đọc hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!