Lớp 7

Soạn bài Quan Âm Thị Kính

Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Soạn bài Quan âm Thị Kính
Soạn bài Quan âm Thị Kính

Chính vì vậy, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Quan Âm Thị Kính. Với bài soạn này, hy vọng có thể giúp học sinh khi chuẩn bị bài.

Bạn đang xem: Soạn bài Quan Âm Thị Kính

Soạn văn Quan âm Thị Kính

I. Thể loại

– Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

– Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo

– Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời.

– Nhân vật trong chèo:

  • Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)
  • Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ, quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích.
  • Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Thị Kính là con gái của Mãng ông. Đến tuổi lấy chồng, Thị Kính được gả cho Thiện Sĩ – con của Sùng ông, Sùng bà. Một hôm, Thị Kính ngồi khâu vá. Thiện Sĩ ngồi đọc sách bên cạnh vì mệt quá mà thiu thiu ngủ. Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược, cho là không tốt, sẵn con dao trong tay, định xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ tỉnh dậy, hiểu lầm vợ và la toáng lên. Sùng ông, Sùng bà liền vu oan cho Thị Kính có ý giết chồng. Mặc cho Thị Kính đã hết lời van xin, cha mẹ chồng vẫn đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ.

2. Bố cục

  • Phần 1. Từ đầu đến “thấy sự bất thường”: Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng.
  • Phần 2. Tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”: Thị Kính bị nhà chồng vu oan, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà.
  • Phần 3. Còn lại: Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.

Học sinh tự thực hiện.

Câu 2. Đọc kĩ đoạn trích Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu từ ngữ và văn bản khó.

Học sinh tự thực hiện.

Câu 3. Trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?

– Trong đoạn trích có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

– Nhân vật Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật tạo xung đột chính của đoạn trích:

  • Sùng bà: đại diện cho tầng lớp thống trị
  • Thị Kính: tiêu biểu cho người nông dân có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu thiệt thòi, bất hạnh.

Câu 4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

– Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích: Ban đêm, Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỷ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu vá.

– Nhân xét về nhân vật: Thị Kính là một người vợ hiền lành, yêu thương chồng.

Câu 5. Thảo luận lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính.

– Hành động:

  • Dúi đầu Thị Kính xuống, bắt nàng phải ngửa mặt lên.
  • Hất tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống đất, nhất quyết trả Thị Kính về gia đình.

– Ngôn ngữ: Đay nghiến, cay nghiệt (Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?, Lại còn oan à? Rõ rành rành mười mắt đều trông. Phi mặt gái trơ như mặt thớt…)

=> Sùng bà là một người tàn nhẫn, độc ác và tự coi mình là tầng lớp trên nên bà coi thường người khác.

Câu 6. Trong đoạn trích, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu oan với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mời nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

– Thị Kính kêu oan năm lần:

  • bốn lần kêu oan đầu tiên đến mẹ chồng, bố chồng và chồng.
  • một lần kêu oan với Mãng ông (cha của mình)

– Lần thứ năm lời kêu oan của Thị Kính nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của Mãng ông. Sự cảm thông của một người cha thương con, nhưng bất lực không thể đấu tranh giúp con.

Câu 7. Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch trong đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

– Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm hạ nhục cha con Thị Kính:

  • Lừa Mãng ông sang “ăn cữ cháu” sau đó vu oan cho Thị Kính “nửa đêm cầm dao giết chồng”.
  • Dúi ngã Mãng Ông, trả con gái về, đoạn tuyệt quan hệ thông gia.

– Xung đột kịch cao trào nhất ở đoạn này: Thị Kính không chỉ bị đẩy vào cảnh bị oan, hạnh phúc gia đình tan vỡ mà còn chứng kiến cảnh gia đình mình bị nhà chồng xem thường, làm nhục.

Câu 8. Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành có ý nghĩa gì? Đó có phải con đường giúp nhận vật thoát khỏi khổ đau trong xã hội cũ không?

– Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã quay vào nhà “nhìn từ cái kỉ sách, thúng khâu rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay” . Hành động ấy của nàng cho ta thấy một sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng này, bởi đây là nơi nàng đã sống và từng có quãng thời gian hạnh phúc, yên ấm “”bấy lâu sắt cầm tịnh hảo” bên Thiện Sĩ. Nhưng hành động bóp chặt cái áo trong tay là sự bàng hoàng, uất ức cũng là sự cam chịu trước số phận hẩm hiu, bi thảm của mình khi phải xa chồng còn mang án oan suốt đời không thể rửa sạch, án giết chồng.

– Việc Thị Kính quyết tâm “trá hình nam tử bước đi tu hành” thể hiện quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ; cũng là cách nương nhờ cửa Phật, mong muốn Phật tổ minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình.

=> Đó có phải con đường giúp nhận vật thoát khỏi khổ đau trong xã hội cũ.

IV. Luyện tập

Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Nỗi oan hại chồng.

Thiện Sĩ ngồi đọc sách, rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu thì thấy dưới cằm chồng chiếc râu mọc ngược, bèn dùng dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình choàng tỉnh, nghĩ rằng Thị Kính có ý đồ giết mình bèn hô hào lên. Cả gia đình nhà chồng vu cho Thị Kính tội giết chồng, gọi Mãng ông – cha đẻ nàng sang để nhận con mặc cho Thị Kính ra sức giải thích. Thị Kính trên đường trở về nhà cùng cha thì quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi bước đi tu hành.

Xem thêm Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Nỗi oan hại chồng

Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn trích Nỗi oan hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?

– Chủ đề: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

– Câu thành ngữ “Oan Thị Kính” để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng và không có lối thoát.

Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, cùng nỗi bi thảm, bế tắc của họ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột trong hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến.

– Nghệ thuật: Ngôn ngữ dễ hiểu, xung đột được đẩy lên cao trào…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!