Lớp 7

Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (lớp 7, học kì II)

Nhằm giúp học sinh tiếp tục củng cố kiến thức về phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập phần Tiếng Việt, mời bạn đọc tham khảo.

Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt (lớp 7, học kì II)

Soạn văn Ôn tập phần tiếng Việt

I. Ôn tập lý thuyết

1. Các kiểu câu đơn đã học

– Câu phân loại theo mục đích nói:

  • Câu nghi vấn
  • Câu trần thuật
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán

– Câu phân loại theo cấu tạo:

  • Câu bình thường
  • Câu đặc biệt

2. Các dấu câu đã học

  • Dấu chấm
  • Dấu phẩy
  • Dấu chấm phẩy
  • Dấu chấm lửng
  • Dấu gạch ngang

II. Luyện tập

Câu 1. Điền các dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau:

a. Lão bảo nó thế này:

( ) Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu ( ) Liệu hồn cậu đấy!

(Lão Hạc, Nam Cao)

b. Tôi định nhân lúc ồn ào ( ) hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật ( ) Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

(Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-đê)

c. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc ( ) Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền () đánh chắt () có cái kẹo () quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua ()

(Cuộc chia tay của những con búp bê, Khánh Hoài)

Gợi ý:

a. Lão bảo nó thế này:

(- ) Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu (.) Liệu hồn cậu đấy!

b. Tôi định nhân lúc ồn ào (,) hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật (.) Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào!

c. Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc (.) Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền () đánh chắt (,) có cái kẹo (,) quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua (…)

Câu 2. Xác định kiểu câu của các câu văn sau:

a. Bố tôi là bác sĩ đa khoa.

b. Hôm nay đã là ngày mấy rồi cậu nhỉ?

c. Trời ơi! Sao cậu lại cho Hoa chiếc khăn này?

d. Làm ơn đừng kể cho bố mẹ nghe về việc hôm qua.

e. Nhà cậu hôm qua có người đến chơi đó.

g. Chắc hẳn cậu cũng nhớ bố lắm phải không?

Gợi ý:

a. Câu trần thuật

b. Câu nghi vấn

c. Câu cảm thán – Câu trần thuật

d. Câu cầu khiến

e. Câu trần thuật

g. Câu nghi vấn

Câu 3. Viết một đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt

Gợi ý:

Bầu trời buổi sáng sớm thật trong lành biết bao. Chị gió tung tăng nô đùa khắp nơi. Cô mấy thì dạo chơi quanh những ngọn núi phía xa. Ông mặt trời dậy thật sớm để đánh thức mọi người sau một đêm dài. Những cô cậu nắng tinh nghịch chạy nhảy khắp mọi nơi dưới mặt đất. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới. Không khí thật trong lành. Một lúc sau, những cô cậu nắng tinh nghịch cũng thức giấc, chạy nhảy tung tăng dưới mặt đất. Trời xanh thăm thẳm khiến con người cảm thấy thật dễ chịu. Trên cánh đồng, những bông lúa chín đung đưa theo nhịp gió. Mùi lúa chín thơm khiến con người cảm thấy thật dễ chịu. Ôi! Thiên nhiên buổi sáng sớm thật đẹp biết bao nhiêu!

Câu đặc biệt: Ôi!

Câu 4. Viết đoạn văn có sử dụng kết hợp các dấu câu.

Gợi ý:

Việt Nam – một dân tộc có truyền thống đoàn kết. Trong quá khứ, nhân dân ta đã từng đoàn kết chống lại biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược để giành lại nền hòa bình. Đến hôm nay, tinh thần đoàn kết ấy lại một nữa chứng tỏ sức mạnh to lớn của nó để giúp Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19. Ngay từ khi nước ta có ca nhiễm đầu tiên cho đến thời điểm số người nhiễm bệnh lên tới hàng chục, hàng trăm người. Cả chính quyền lẫn người dân đều thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng. Những quy định nghiêm ngặt của Nhà nước về việc phòng chống dịch bệnh lập tức được ban hành. Những người dân từ người già đến trẻ nhỏ đều nghiêm chỉnh chấp hành các quy định: như đeo khẩu trang khi đi đến nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn, hạn chế đi ra nơi đông người… Đặc biệt, trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội, đa số người dân đều nghiêm chỉnh chấp hành. Nhiều bác sĩ dù còn trẻ hay đã về hưu đều sẵn sàng xung phong lên tuyến đầu chống dịch, thậm chí còn có cả những sinh viên của ngành y cũng sẵn sàng giúp sức. Những cây ATM gạo, thực phẩm, khẩu trang… được tạo ra không chỉ chứng tỏ tấm lòng tương thân tương ái mà còn là sự đoàn kết của toàn dân quyết đẩy lùi đại dịch… Tuy còn một bộ phận không nhỏ những người vì lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích dân tộc. Nhưng tựu chung lại, dân tộc Việt Nam vẫn thể hiện được một tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng chống lại dịch bệnh Covid-19. Ai cũng hiểu đây là một cuộc chiến dài ngày và cần phải có sự đoàn kết mới có thể chiến thắng được trận chiến này.

Trong đoạn văn có sử dụng: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!