Soạn bài Ôn tập cuối học kì I – Chân trời sáng tạo 7
Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Ôn tập cuối học kì I, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.
Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay bên dưới.
Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập cuối học kì I – Chân trời sáng tạo 7
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I
Đọc và tiếng Việt
Câu 1. Trình bày ngắn gọn đặc điểm các thể loại đã được học ở học kì I bằng cách hoàn thành bảng sau:
Thể loại | Đặc điểm |
Thơ bốn chữ | Mỗi câu có bốn chữ Nhịp: 2/2 Không hạn chế số dòng thơ trong mỗi khổ. Vần: vần chân hoặc vần lưng |
Thơ năm chữ | Mỗi câu có năm chữ Nhịp: 2/3 hoặc 3/2 Không hạn chế số dòng thơ trong mỗi khổ. Vần: vần chân hoặc vần lưng |
Truyện ngụ ngôn | Ngắn gọn, hàm súc Nhân vật: Con vật, đồ vật hoặc con người. Thường rút ra một bài học có giá trị. |
Tùy bút | Dùng để ghi chép, miêu tả. Thể hiện tình cảm, suy nghĩ của người viết. |
Tản văn | Ngắn gọn, hàm súc Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | Cung cấp thông tin Bố cục rõ ràng Thường kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | Trình bày luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng. Các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí… |
Câu 2. Đọc văn bản Ve và kiến và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
a. Văn bản trên thuộc thể loại nào? Dựa vào những dấu hiệu nào trong văn bản để em xác định như vậy?
b. Tóm tắt văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn
c. Nêu nhận xét của em về hai nhân vật ve và kiến
d. Xác định chủ đề hoặc thông điệp của văn bản
Gợi ý:
a.
– Thể loại: Thơ năm chữ
– Dấu hiệu:
- Mỗi dòng thơ có năm chữ (Trừ câu: Suốt mùa hè)
- Hết một câu sẽ xuống dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên.
b. Suốt mùa hè, ve chỉ biết ca hát. Đến khi mùa đông đến, ve không còn đồ ăn, phải đến nhà kiến vay. Kiến hỏi ve đã làm gì suốt mùa hè. Ve trả lời rằng mình mải ca hát, vui chơi.
c.
- Ve: đam mê ca hát, lười biếng…
- Kiến: chăm chỉ làm việc…
d. Chủ đề: Bài học về sự chăm chỉ trong cuộc sống.
Câu 3. Đọc diễn cảm một bài thơ hoặc đoạn thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích. Nêu ấn tượng của em về bài thơ, đoạn thơ ấy.
Câu 4. Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn (A-đam Khu) hoặc Cách ghi chép để nắm nội dung bài học (Du Gia Huy)
Câu 5. Qua việc đọc các văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Trần Thị Ân), Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” (Hoàng Tiến Tựu), Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” (Minh Khuê), em rút ra những lưu ý gì trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Câu 6. Dựa vào bảng sau, hãy nêu tên các văn bản, đoạn trích ở phần Đọc mở rộng theo thể loại trong học kì I theo các thể loại sau (làm vào vở):
Bài học | Thể loại | Tên văn bản, đoạn trích mở rộng |
1. Thơ | ||
2. Truyện ngụ ngôn | ||
3. Tùy bút, tản văn | ||
4. Văn bản thông tin | ||
5. Văn bản nghị luận |
Câu 7. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đọan văn trên.
b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4).
c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên.
d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?
Câu 8. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a. Xác định các thuật ngữ có trong đoạn văn trên. Đây là các thuật ngữ của ngành khoa học nào?
b. Giải thích ý nghĩa của từ ngữ được in đậm trong đoạn văn trên. Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa yếu tố Hán Việt “hóa”
Viết, nói và nghe
Câu 9. Vẽ sơ đồ trình bày các bước trong quy trình viết.
Câu 10. Ghi lại những kinh nghiệm của em khi thực hiện quy trình viết các kiểu bài đã được học ở học kì I dựa vào bảng sau:
Kiểu bài | Trước khi viết | Tìm ý và lập dàn ý | Viết bài/Viết đoạn | Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm |
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ | ||||
Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử | ||||
Bài văn biểu cảm về sự việc | ||||
Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | ||||
Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động |
Câu 11. Cần lưu ý điều gì khi sáng tác một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
Câu 12. Nêu một số điểm lưu ý khi trình bày bài nói: Kể lại một truyện ngụ ngôn (có sử dụng cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước)
Câu 13. Theo em, khi giải thích về một quy tắc hay luật lệ của hoạt động cần làm gì để người nghe có thể hiểu rõ các quy tắc hay luật lệ của hoạt động đó?
Câu 14. Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ như thế nào trước các ý kiến khác biệt.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7