Lớp 3

Soạn bài Ngày hội rừng xanh (trang 23)

Soạn bài Ngày hội rừng xanh sách Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, nói và nghe, viết của trang 23, 24, 25, 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 5: Ngày hội rừng xanh – Tuần 21, chủ đề Những sắc màu thiên nhiên để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tiếng Việt lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Ngày hội rừng xanh (trang 23)

Soạn bài phần Đọc: Ngày hội rừng xanh

Khởi động

Nhìn tranh, kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh.

Ngày hội rừng xanh

Trả lời:

Những con vật đi dự ngày hội rừng xanh là: chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông.

Câu 1

Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?

Ngày hội rừng xanh

Trả lời:

  • Tranh 1: Tre, trúc – thổi nhạc sáo
  • Tranh 2: cọn nước – chơi trò đu quay
  • Tranh 3: nấm – mang ô đi hội
  • Tranh 4: suối – gảy nhạc đàn

Câu 2

Cùng bạn hỏi – đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

M:

– Chim gõ kiến làm gì?

– Chim gõ kiến nổi mõ.

Trả lời:

– Gà rừng làm gì?

– Gà rừng gọi mọi người trong rừng dậy đi hội.

– Công làm gì?

– Công dẫn đầu đội múa.

– Khướu làm gì?

– Khướu lĩnh xướng dàn ca.

– Kì nhông làm gì?

– Kì nhông diễn ảo thuật.

Câu 3

Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

Những âm thanh được nói đến trong bài là: nhạc sáo, nhạc đàn

Câu 4

Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh nấm mang ô đi hội. Vì hình ảnh những chiếc nấm nhỏ xinh được miêu tả rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

Soạn bài phần Nói và nghe: Rừng

Câu 1

Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo)

G:

  • Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu?
  • Cây cối trong khu rừng đó như thế nào?
  • Trong khu rừng có những con vật gì?
  • Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó.

Ngày hội rừng xanh

Trả lời:

– Em biết đến rừng Cúc Phương nhờ một chương trình trên ti vi.

– Cây cối trong rừng rất tươi tốt, rậm rạp. Rừng có nhiều loại cây khác nhau.

– Trong rừng Cúc Phương có nhiều loài chim, khỉ, cá và các loại côn trùng.

– Rừng Cúc Phương là một khu rừng rộng lớn. Em mong một lần được đến tận nơi để khám phá khu rừng này

Câu 2

Trao đổi với bạn: Làm thế nào để bảo vệ rừng?

Trả lời:

Một số biện pháp để bảo vệ rừng:

  • Không chặt, phá rừng bừa bãi
  • Không săn bắt các loài động vật quý hiếm trong rừng
  • Không xả rác làm ô nhiễm nguồn nước

Soạn bài phần Viết: Chim chích bông

Câu 1

Nghe – viết:

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.

(Theo Tô Hoài)

Câu 2

Viết vào vở các địa danh có trong đoạn văn dưới đây:

Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đây là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Vườn có hệ thực vật, động vật phong phú. Nhiều loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cũng được bảo tồn tại đây.

(Lâm Anh)

Trả lời:

Các từ ngữ chỉ địa danh trong đoạn văn là: Cúc Phương, Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa, Việt Nam, Nho Quan.

Câu 3

Làm bài tập a hoặc b

a. Chọn iêu hoặc ươu thay cho ô vuông

Chọn iêu hoặc ươu

b. Tìm và gọi tên các sự vật có tiếng chứa ât hoặc âc trong tranh

 Tìm và gọi tên các sự vật

Trả lời:

a.

  • Cứ chiều chiều, bầy hươu lại rủ nhau ra suối uống nước.
  • Buổi sáng, tiếng chim khướu lảnh lót khắp rừng.
  • Mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp xuống vườn cây.

b.

  • Những sự vật có tên chứa tiếng có vần ât: lật đật, cây phật thủ, đôi tất
  • Những sự vật có tên chứa tiếng có vần âc: giàn gấc, bậc thềm

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!