Lớp 6

Soạn bài Hoa bìm – Chân trời sáng tạo 6

Hoa bìm là tác phẩm sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh trong sách Ngữ Văn lớp 6, thuộc sách Chân trời sáng tạo.

Bạn đang xem: Soạn bài Hoa bìm – Chân trời sáng tạo 6

THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 6: Hoa bìm, hy vọng có thể giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài đầy đủ và nhanh chóng.

Soạn bài Hoa bìm

1. Tác giả

  • Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948.
  • Quê hương: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
  • Ông thường giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ – Hội nhà văn Việt Nam.

2. Đọc hiểu văn bản

a. Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp của tuổi thơ

– Hình ảnh gợi lên ký ức của tuổi thơ: “giậu hoa bìm”.

– Những kỉ niệm tuổi thơ hiện về qua những hình:

  • Con vật: con chuồn ớt, con chim, con nhện, cào cào, dế mèn, đom đóm, con cuốc.
  • Cây cối: nhành gai, cây hồng, canh bèo, tàn sen, bờ lau.
  • Con người: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước – con thuyền.
  • Màu sắc: màu tím của hoa bìm, màu đỏ của chuồn chuồn ớt, màu hồng của cánh sen…
  • Âm thanh: tiếng chim, tiếng dế “ri ri” và tiếng cuốc kêu.

=> Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê Việt Nam.

b. Tình cảm của nhân vật trữ tình

– Hình ảnh con người ẩn hiện trong những hình ảnh: con mắt lá, cánh diều ai thả, bến nước – con thuyền.

– Câu hỏi tu từ: “Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?” bộc lộ nỗi nhớ quê hương.

3. Hướng dẫn đọc

Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

– Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.

– Về cách gieo vần:

  • Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư – hờ, sai – vài, dim – chim, gầy – đầy, tơ – nhờ.
  • Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai – sai, chim – dim, mây – gầy.

– Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

– Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

Tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ: nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương.

Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

  • Hình ảnh độc đáo “Có con thuyền giấy chở mộng mơ”: Con thuyền giấy mang theo những mơ ước của tuổi thơ.
  • Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với liệt kê các hình ảnh như con chuồn chuồn, cây hồng trĩu cành… gợi ra những hình ảnh thân thuộc của quê hương, bộc lộ nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!