Lớp 7

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp bài Soạn văn 7: Đức tính giản dị của Bác Hồ, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ chi tiết

I. Tác giả

– Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là một nhà cách mạng nổi tiếng, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

– Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

– Năm 1925, ông tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

– Phạm Văn Đồng từng là Thủ tướng Chính phủ, là học trò và người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Ông có nhiều công trình nghiên cứu, bài nói và bài viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh nhân văn hóa của dân tộc.

– Những tác phẩm của ông thu hút người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng hấp dẫn.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong Lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970).

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp ”. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
  • Phần 2. Còn lại. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

3. Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có lối sống giản dị và khiêm tốn. Điều đó được thể hiện từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà. Trong công việc, việc gì có thể tự làm Bác đều tự làm được và không cần người giúp. Đời sống giản dị vật chất phù hợp với đời sống giản dị trong tâm hồn. Không chỉ vậy, Bác còn giản dị trong lời nói và bài viết.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhận định chung

– “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”: vừa đối lập, vừa bổ sung.

– Đánh giá: “Rất lạ lùng, rất kì diệu…Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.

=> Cách vào đề ngắn gọn, sâu sắc.

2. Chứng minh lối sống giản dị của Bác

a. Trong cuộc sống hằng ngày

– Bữa cơm: “chỉ có vài ba món”, “lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào”, “cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại đều được sắp xếp tươm tất”.

– Lời bình: “Ở việc làm nhỏ đó… người phục vụ”: cho thấy Bác là người rất biết quý trọng thành quả lao động của nhân dân và công sức của những người phục vụ mình.

– Nơi ở: “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”, “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn:

– Công việc: “suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc”, Bác làm từ những việc lớn đến việc nhỏ, những việc Bác có thể tự làm thì không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

– Trong mối quan hệ với mọi người Bác cũng thể hiện là một người rất thân thiện và gần gũi, giản dị, viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu nhi, rồi thì đặt tên cho các anh lính gác, đi thăm tập thể công nhân…

b. Trong lời nói và bài viết:

– Đưa ra dẫn chứng cụ thể chính là trích đoạn lời nói, bài viết của Bác với chân lý giản dị gần gũi, thân thuộc trong bản Tuyên ngôn độc lập “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một … không bao giờ thay đổi”, mang sức mạnh vô địch, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Tổng kết: 

– Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

– Nghệ thuật: Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phong phục…

Soạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác.

– Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

– Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

  • Trong cuộc sống hằng ngày: Bữa ăn chỉ có vài ba món; Nơi ở là một “căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé”;
  • Trong công việc: Suốt đời làm việc, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
  • Trong quan hệ với mọi người: rất thân thiện và gần gũi.
  • Trong lời nói, bài viết: Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 2. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài, và trên cơ sở đó nêu bố cục của bài văn.

– Trình tự lập luận của bài: đưa ra luận điểm chứng, sau đó chứng minh bằng hệ thống luận cứ và luận chứng cụ thể, rõ ràng.

– Bố cục của bài viết:

  • Phần 1. Từ đầu đến “ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp ”. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ.
  • Phần 2. Còn lại. Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ.

Câu 3. Đọc đoạn văn “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi” và nhận xét nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này. Những dẫn chứng ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?

– Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra hệ thống luận cứ toàn diện, dẫn chứng cụ thể.

– Dẫn chứng ở đoạn này rất thuyết phục. Vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng về mọi phương diện từ bữa ăn, nhà ở, việc làm đến cách nói, cách viết.

Câu 4. “Bác Hồ sống giản dị, thanh bạch như vậy… tinh thần cao đẹp nhất”.

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ?

  • Giải thích: Bởi vì Người sống sôi nồi….
  • Bình luận: Đời sống vật chất giản dị…

Câu 5. Theo em đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn nghị luận này là gì?

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy tìm một số ví dụ giản dị trong đời sống và trong thơ văn của Bác.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

(Tức cảnh Pác Bó)

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.”

(Cảnh rừng Việt Bắc)

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng)

Câu 2. Qua bài văn này, em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

– Đức tính giản dị được thể hiện qua lối sống, cách làm việc và trong mối quan hệ với mọi người xung quanh.

– Đức tính giản dị là một phẩm chất đáng quý, cần phải được phát huy trong cuộc sống hiện nay.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!