Lớp 7

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, vô cùng hữu ích.

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Hy vọng với tài liệu này, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thể chuẩn bị bài nhanh chóng, đầy đủ hơn. Mời tham khảo dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

I. Dấu chấm lửng

1. Trong các câu ở SGK, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Gợi ý:

a. Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết.

b. Lời nói của nhân vật bị ngắt quãng.

c. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng.

Dấu chấm lửng dùng để:

– Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa được liệt kê hết.

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

– Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước.

Tổng kết: Dấu chấm lửng dùng để:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy

Trong các câu ở SGK, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

1. Tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu:

a. Ngăn cách giữa hai vế một câu ghép, thay cho từ nối

b. Ngăn cách các thành phần liệt kê trong một câu phức tạp

=> Không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được. Vì sẽ làm cho các tầng nghĩa trong câu bị lẫn lộn.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy

Gợi ý:

Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Tổng kết: Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

II. Luyện tập

Câu 1. Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Gợi ý:

a. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng

b. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở

c. Tỏ ý nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết

Câu 2. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu trong SGK.

a. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép.

b. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép.

c. Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 3. Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:

a. Có câu dùng dấu chấm lửng.

b. Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Gợi ý:

a.

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, hò ru con… Mỗi câu hò dù ngắn hay dài đều gửi gắm những tâm tình, tình cảm trọn vẹn. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết. Vào ban đêm, các lữ khách chèo thuyền rồng đi lại trên sông Hương nghe ca Huế. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ. Còn người con gái Huế nội tâm lại thật phong phú và âm thầm, kín đáo.

Câu sử dụng dấu chấm lửng: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, hò ru con…

b.

Xứ Huế là một nơi nổi tiếng với các điệu hò: hò khi đánh cá, hò lúc cấy cày, hò giã gạo, ru con. Ngoài ra còn có các điệu lý như lý con sáo, lý hoài xuân, lí hoài nam. Nếu các điệu hò mang âm điệu mênh mang, da diết thì các điệu lý mang âm điệu vui nhộn, thể hiện tình yêu và sự hòa mình của người Huế với thiên nhiên. Điều đó đã làm nên các làn điệu dân ca đặc trưng của xứ Huế. Đêm xuống, người lữ khách ngồi thuyền trên sông Hương, nghe ca Huế. Ở đó, hồn người và lòng người hòa vào làm một. Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng. Tất cả tạo nên những nét đặc trưng riêng biệt chỉ có Huế mới có.

Câu sử dụng dấu chấm phẩy: Đặc biệt, khi thưởng thức ca Huế, ta còn được ngắm nhìn những ca công trẻ ăn mặc theo đúng lễ nghĩa: nam áo the quần thụng, khăn xếp; nữ áo dài, khăn đóng, duyên dáng.

Xem thêm Đoạn văn về ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!