Lớp 3

Soạn bài Cu-ba tươi đẹp (trang 94)

Soạn bài Cu-ba tươi đẹp sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe trang 94, 95, 96, 97, 98 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 1: Cu-ba tươi đẹp – Bài 18: Bạn bè bốn phương của chủ đề Ngôi nhà chung để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Cu-ba tươi đẹp (trang 94)

Soạn bài phần Đọc: Cu-ba tươi đẹp

Đọc hiểu

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba là:

Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay.

Câu 2: Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba.

Trả lời:

Những sản vật nổi tiếng của Cu-ba là: Mía, cam, xoài, hoa thơm,…

Câu 3: Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt Nam?

– Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.

Trả lời:

Khổ thơ cuối thể hiện tình yêu của tác giả với nước bạn và nỗi nhớ Tổ quốc Việt Nam.

Luyện tập

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Xếp các từ ngữ

  • Từ ngữ chỉ sự vật
  • Từ ngữ chỉ đặc điểm
  • Từ ngữ chỉ hoạt động

Trả lời:

  • Từ ngữ chỉ sự vật: bạn bè, anh em, láng giềng.
  • Từ ngữ chỉ đặc điểm: thân thiết, hữu nghị, thân thiện.
  • Từ ngữ chỉ hoạt động: hợp tác, giúp đỡ, viện trợ.

Câu 2: Sử dụng một từ ngữ ở bài tập trên, đặt câu nói về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Trả lời:

Việt Nam luôn giữ quan hệ bạn bè thân thiện với các nước trên thế giới.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba vô cùng tốt đẹp.

Soạn bài phần Tự đọc sách báo

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị.
  • 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị.

Trả lời:

Bài thơ “Nước Nga ơi! Mong có lần trở lại” (Tác giả: Trần Quang Tuyết)

Kỷ niệm đó người ơi xin thắp lửa
Mong trời quang mây tạnh sẽ theo về

Rời nước Nga vào một ngày cuối thu
Vừa chớm lạnh mà lòng tôi buốt giá
Tạm biệt nhé nước Nga và tất cả
Mong có lần trở lại nước Nga ơi!

Mười hai năm có lẻ ở trong đời
Trôi vội quá quãng thời gian hối hả
Gửi lại nước Nga những ngược xuôi tất tả
Heo may về, ai đếm bước cùng ai?

Nước Nga trong tôi: Bao dung nhân ái, mênh mông vĩ đại
Nước Nga trong tôi: Tình thầy trò và bạn bè sống mãi
Phong cảnh Nga, đã mấy lần làm ngắn quãng đường xa
Tính cách Nga, đã bao lần làm ấm cảnh xa nhà
Xin tạc dạ cùng hành trang cất bước

Nước Nga trong tôi: Tiến về phía trước
Hiện đại phú cường
Có kẻ cướp đường, có người buôn chuyến
Xin độ lượng để buồn vui hòa quyện
Bão tuyết về sẽ khỏa lấp niềm riêng

Mai xa rồi gió có thổi triền miên
Có lạnh rát khi chiều về qua cửa
Kỷ niệm đó người ơi xin thắp lửa
Mong trời quang mây tạnh sẽ theo về.

Mai xa rồi những năm tháng mải mê
Tạm biệt nhé nước Nga và bè bạn
Cảm ơn lắm, tình yêu qua năm tháng
Tiễn tôi về nồng ấm như đón sang.

Dù mai xa có phủ bụi thời gian
Có phai nhạt trong lòng bè bạn cũ
Thì trong tôi sóng Vôn-ga, rừng Phong vàng quyến rũ
Sẽ thì thào trong sóng nước Hương giang.

Dù mai xa có cách trở đò giang
Không trở lại để đắm mình trong chiều muộn thu vàng
Hay sớm mai đông giá
Vẫn nguyên vẹn trong tôi
Vẫn hiển hiện tất cả
Phong cảnh Nga
Tính cách Nga
Thầy, bạn,
Gần, xa.

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

  • Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn câu thơ em thích).
  • Cảm nghĩ của em.

Trả lời:

– Em rất thích những câu thơ tác giả miêu tả về đất nước Nga mênh mông, vĩ đại, người dân Nga tình nghĩa, nhân ái.

“Nước Nga trong tôi: Bao dung nhân ái, mênh mông vĩ đại
Nước Nga trong tôi: Tình thầy trò và bạn bè sống mãi
Phong cảnh Nga, đã mấy lần làm ngắn quãng đường xa
Tính cách Nga, đã bao lần làm ấm cảnh xa nhà
Xin tạc dạ cùng hành trang cất bước.”

Chính điều này đã khiến tác giả vơi bớt nỗi buồn khi phải xa quê hương, xa gia đình, khiến tác giả mãi “ghi lòng tạc dạ” và rất lưu luyến khi phải chia xa mảnh đất này.

– Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả khi phải chia tay nước Nga sau hơn 12 năm gắn bó. Những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông Vôn-ga, rừng phong vàng hay cả những trận bão tuyết, những tháng ngày ngược xuôi vất vả, những người thầy, người bạn tình nghĩa nơi xứ xở Bạch Dương,… tất cả đã trở thành những kí ức khó phai trong lòng tác giả. Dù phải chia xa nhưng tác giả sẽ nhớ mãi những kỷ niệm gắn liền với Đất nước Nga tươi đẹp, người dân Nga nhận hậu, bao dung, nghĩa tình. Ông luôn mong muốn được quay trở lại nơi đây.

Soạn bài phần Viết: Ôn các chữ viết hoa

Chép lại bài thơ sau. Viết đúng các chữ hoa.

Sao Hôm, Sao Mai

Trời vừa chạng vạng
Sao Hôm hiện lên
Sao làm đèn ngủ
Đón em vào đêm.

Tinh mơ em dậy
Lại ngời Sao Mai
Sao làm ngọn đuốc
Tiễn em sang ngày.

Hai sao chỉ một
Làm việc bằng hai
Đêm ngày thầm lặng
Chẳng cần khoe ai.

PHẠM ĐÌNH ÂN

Soạn bài phần Nói và nghe: Kể sự tích cây lúa

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện:

Kể sự tích cây lúa

Kể sự tích cây lúa

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập tại lớp.

Câu 2: Trao đổi

a) Tên câu chuyện giúp em hiểu câu chuyện nói về điều gì?

b) Theo câu chuyện, ai đã giúp người Phi-líp-pin biết cách trồng lúa?

c) Câu chuyện thể hiện sự trân trọng đối với cây lúa như thế nào?

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập tại lớp.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!