Soạn bài Cốm Vòng – Chân trời sáng tạo 7
Hiện nay, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà để có thể tiếp thu kiến thức của môn Ngữ văn lớp 7 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả.
THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Cốm Vòng, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Cốm Vòng – Chân trời sáng tạo 7
Soạn bài Cốm Vòng
Chuẩn bị đọc
Câu 1. Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.
Mùi vị của cốm: dẻo, thơm và ngọt.
Câu 2. Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản.
Nội dung của văn bản: Giới thiệu về Cốm Vòng.
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.
Mầu sắc tương phản mà lại tôn lẫn nhau lên; đến cái vị của hai thức đó, tưởng là xung khắc mà ai ngờ lại cũng thắm đượm với nhau; giản dị mà thanh khiết; chói lọi mà vương giả, vị ngọt lừ của hồng nâng mùi thơm của cốm lên.
Câu 2. Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?
Hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả với nét mộc mạc, giản dị mà thanh lịch.
Câu 3. Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?
- Ngắt lúa
- Tuốt lúa
- Đảo trong nồi rang
- Xay, giã thóc
- Sàng thóc
- Hồ
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:
Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.
Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tinh chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tinh chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Gợi ý:
Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn:
- ăn miếng cốm cho ra miếng cốm
- tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi
- ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng
- vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ
- Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Câu 2. Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.
Gợi ý:
– Một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:
- Có ai, một buổi sáng mùa thu… yêu đương?
- Một ngày đầu tháng Tám…phơi phới.
- Ta vừa nhai nhỏ nhẹ… Mà cảm khái nhường bao!
– Tác dụng: Cho thấy sự hòa hợp giữa thiên nhiên và tạo vật, cùng với đó là tâm hồn đẹp đẽ của tác giả, sự trân trọng nét đẹp văn hóa của quê hương.
Câu 3. Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?
Nhà văn Vũ Bằng có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng với đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, tha thiết.
Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Chủ đề của văn bản: Nét đẹp của Cốm Vòng.
Dựa vào nhan đề, nội dung bài viết để xác định chủ đề.
Câu 5. Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
- Ghi chép những kiến thức về Cốm Vòng (công đoạn làm cốm, những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, cách thưởng thức cốm…)
- Giọng văn uyển chuyển, linh hoạt; Người kể chuyện xưng “tôi” để dẫn dắt mạch cảm xúc cho bài tùy bút…
Câu 6. “Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên.
Gợi ý:
Hai câu hỏi trên nhằm khẳng định được tầm quan trọng của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Lá sen và rơm tươi của cây lúa đều là những sự vật đã quen thuộc, gắn bó. Khi bọc trong lá sen, cốm sẽ có mùi thơm và ngon hơn. Cốm không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc của trời đất mỗi độ thu về.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7