Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám gồm dàn ý chi tiết kèm theo 5 bài văn mẫu. Đây là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn có thể bổ sung thêm kiến thức Ngữ văn lớp 10.
Mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là tính chất làm nên thành công cho câu chuyện. Dưới đây là dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu lớp 10: Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám, mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem: Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
Dàn ý Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
I. Mở bài:
– Giới thiệu nhân vật Tấm và mẹ con Cám
– Truyện kể về mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, xung đột ấy được diễn ra từ đầu cho tới cuối truyện.
II. Thân bài:
– Sự ganh ghét đố kị giữa Tấm và Cám mâu thuẫn của hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm luôn là người chịu thiệt thòi từ khi mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm đi thêm bước nữa – vợ thứ hai là mẹ Cám một mụ đàn bà xấu xa cả vẻ bề ngoài lẫn tâm địa bên trong. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả đi mò cua bắt ốc, làm hết những công việc trong nhà trong khi đó hai mẹ con Cám suốt ngày chỉ ăn chơi, chải chuốt.
– Chi tiết “cái yếm đỏ’’ là sự bóc lột về vật chất, “con cá bống’’ là người bạn tâm tình của Tấm (tinh thần) cũng bị mẹ con Cám đoạt lấy. Việc mẹ con Cám trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để khỏi đi chơi hội, cũng là tước đi quyền vui chơi của Tấm. Tuy nhiên các xung đột trên cũng chỉ đang ở phạm vi gia đình, chưa đến mức gay gắt một mất một còn.
– Đến lúc Tấm trở thành vợ vua, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
III. Kết bài:
– Như vậy, diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:
+ Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn.
+ Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 1
Truyện cổ tích thường kể về số phận và cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng ở họ ánh lên vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất, đức độ. Đó là một Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, có tài năng phi thường lập nhiều chiến công hiển hách. Một Sọ Dừa khác biệt về ngoại hình nhưng lại có nhân cách và tài năng ưu tú, lương thiện. Với truyện Tấm Cám, cũng là một nàng Tấm hiền lành, nết na nhưng cũng chịu nhiều ngang trái, bất công, những mâu thuẫn xảy ra giữa nàng và mẹ con dì ghẻ luôn diễn biến trong từng bước đi của câu chuyện.
Mẹ mất sớm, sống thiếu tình thương mẹ ruột đã là một thiệt thòi với Tấm. Khi bố đi bước nữa, Tấm lại không có được sự yêu thương từ người mẹ kế của mình, là một đứa trẻ với những sự nhạy cảm chắc chắn Tấm sẽ rất buồn tủi và cô đơn. Nhưng không vì thế mà nàng ghét bỏ hay hận thù mẹ con Cám, Tấm vẫn luôn chăm chỉ với công việc, yêu thương em Cám, nghe lời dì ghẻ. Đó là điều đáng khen ở Tấm.
Ngày mụ dì ghẻ ra phần thưởng ai bắt được nhiều cá tôm sẽ được thưởng yếm đào, món quà ấy lẽ ra đã dành cho Tấm nhưng chính Cám đã giành giật sức lao động, sự chăm chỉ tháo vát của người chị bằng sự giả dối, tinh ranh của mình mà đoạt lấy chiếc yếm. Niềm mơ ước nhỏ bé có chiếc áo đẹp bị Cám cướp đoạt bằng lòng tham của một con người, kể từ đây, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân bắt đầu trong một gia đình. Sự ích kỷ, nhỏ nhen thắng thế, giẫm đạp lên lòng tin, sự thật thà của người khác.
Khi Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt, cá Bống trở thành người bạn tâm tình, gần gũi và thân thiết với Tấm nhất. Với nàng, cá Bống là niềm ủi an tỉnh thần sau những mệt nhoài trong cuộc sống để cùng nó kể lể, giãi bày. Mỗi bữa, Tấm đều san sẻ miếng cơm ít ỏi của mình cho bống, Tấm dành cho Bống sự yêu thương bình dị, chân tình nhất. Lúc này, mẹ con Cám phát hiện, hai người bày mưu lừa gạt Tấm để giết cá Bống, giết chết niềm vui, sự ủi an duy nhất mà Tấm có được. Mâu thuẫn tiếp tục được xảy ra, sự ghen ghét ích kỷ của mẹ con dì ghẻ lại được thể hiện rõ nét hơn, Tấm một lần nữa cam chịu. Lúc này đây, sự ghen ghét, ích kỷ một lần nữa thắng thế.
Ngày trẩy hội, Tấm cũng như bao người khác, muốn được khoác lên mình bộ quần áo tươm tất, được cùng hoà vào dòng người tươi vui, rộn rã. Nhưng không, ngay cả cái quyền tự do vui chơi ấy Tấm cũng không có. Mẹ con Cám không cho tấm hưởng niềm hạnh phúc ấy mà trộn lẫn thóc gạo bắt Tấm ngồi nhặt xong mới được đi. Hành động đầy suy tính ấy càng bộc lộ rõ bản chất ích kỷ, đê hèn của mẹ con Cám. Tước đoạt quyền tự do của người khác bằng uy quyền- quyền uy của một mụ dì ghẻ vô lương tâm. Được sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đến trẩy hội, thử giày và được vua chọn làm hoàng hậu. Mâu thuẫn xảy ra lúc này lên đến đỉnh điểm- mâu thuẫn giữa quyền lợi vật chất của các cá nhân. Hành động nhẫn tâm giết tâm là cách giải quyết mâu thuẫn mà mẹ con Cám lựa chọn- một sự lựa chọn tàn ác, quyết tâm tiêu diệt con chồng hồng giành lấy sự giàu sang, phú quý vinh hoa về bản thân.
Tấm lại là người thua cuộc. Song, khi dồn đến đường cùng, không cách nào khác phải đứng lên đấu tranh, đó là quy luật tất yếu. Tấm chết nhưng tinh thần không chết, nàng hoá thành chim vàng anh, cây xoan đoàn, khung cửi và quả thị bên đường, dù bị vùi dập hết lần này đến lần khác nàng vẫn bền bỉ đấu tranh đến cùng để dành lấy hạnh phúc của chính mình và trả thù những hậu quả mà mẹ con mụ dì ghẻ gây ra. Cuối cùng mẹ con Cám phải chịu cái chết đích đáng. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhặt, tủn mủn của cuộc sống đến những mâu thuẫn lớn hơn, những xung đột về quyền lợi vật chất dẫn đến những hành động tiêu diệt nhau để giành lấy phần thắng. Mâu thuẫn giữa sự hiền lành, thiện lương với độc ác, ích kỷ, giữa kẻ mạnh với người yếu một lần nữa được tái hiện rõ rệt.
Sự bất công trong xã hội là luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn luôn luôn có, vì vậy bằng cách nào để giải quyết hay dung hoà là sự lựa chọn của mỗi người. Sau cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng, trên tất cả, tình yêu thương vẫn là giá trị cốt lõi của đời sống, hãy nâng niu và trân trọng tất cả những gì có được quanh ta.
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 2
Một tác phẩm truyện ngắn có thành công hay không dựa vào rất nhiều yếu tố, có thể là nhân vật, cốt truyện. Với một tác phẩm truyện dân gian, nhân vật chỉ là nhân vật chức năng, không có khả năng biểu đạt thì sức hấp dẫn của tác phẩm toát lên từ sự phát triển của cốt truyện. “Tấm Cám” là một truyện cổ tích thần kì, có cốt truyện phát triển qua các giai đoạn khác nhau, từ đó, thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Cốt truyện “Tấm Cám” được chia thành hai chặng phát triển. Chặng thứ nhất, các mâu thuẫn được hình thành và phát triển đến cao trào, ở chặng thứ hai, mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm. Cũng ở chặng này, những mâu thuẫn trong truyện được hóa giải,thể hiện quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng ở đời.
Mâu thuẫn của truyện bắt nguồn từ thân phận hoàn toàn trái ngược của Tấm và mẹ con Cám. Cùng sinh ra trong một gia đình, là chị em cùng cha khác mẹ, Cám là đứa được thương yêu, chiều chuộng hết mực, còn Tấm, là một đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị đối xử tệ bạc, chịu bao nhiêu uất ức, bất công. Mối quan hệ của Tấm và mụ dì ghẻ sớm đã quyết định mâu thuẫn của hai người. “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Tấm là con vợ trước, dì ghẻ là vợ lẽ vốn đã chẳng ưa nổi Tấm. Cha Tấm mất đi, mu8j dì ghẻ càng thêm căm ghét, ra sức dày vò Tấm. Tấm phải làm quần quật từ sớm đến tối, chẳng lúc nào ngơi tay. Sự mâu thuẫn của hai bên nảy sinh từ chính thân phận của họ, nhưng lúc này, mâu thuẫn mới chỉ manh nha.
Mâu thuẫn chỉ phát triển kể từ khi mụ dì ghẻ gọi Tấm và Cám lại, đưa cho mỗi đứa một chiếc giỏ, hứa rằng nếu ai bắt được đầy cái giỏ này thì sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ. Có lẽ, với một đứa con vợ trước như Tấm, quần áo mới còn chả bao giờ được mặc chứ nói gì đến cái yếm đỏ đẹp như vậy. Tấm thích lắm, nên vốn chăm chỉ, chịu khó, Tấm bắt được một giỏ đầy cả tôm lẫn tép. Những tưởng chỉ cần có vậy là Tấm sẽ có được một cái yếm đỏ cho riêng mình.Trong hoàn cảnh ấy, bản chất của Cám mới lộ ra. Nó không bắt được con tôm con tép nào, nên nó lừa Tấm “Chị Tấm ơi, chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng”. Tấm nhẹ dạ, tin lời nó, lội xuống chỗ sâu mà gội đầu. Còn Cám ở trên bờ, trút tất cả tôm tép của Tấm vào giỏ của mình rồi về trước. Bao nhiêu công sức của Tấm bị Cám cướp sạch. Tấm chỉ biết khóc, chỉ biết im lặng chịu đựng.
Lần thứ hai, mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, để chúng ở nhà, bắt mất bống của Tấm lên ăn thịt. Với Tấm, đó không chỉ là một vật nuôi mà con cá bống đã trở thành người bạn duy nhất. Có gì Tấm cũng để phần cho nó. Có lẽ, thỉnh thoảng, Tấm sẽ ra đây tâm sự với bống. Vậy mà, mẹ Con Cám không chịu tha cho nó. Chúng độc ác đến mức giết thịt bống của Tấm. Có lẽ, chúng không muốn để Tấm được hạnh phúc.
Lần thứ ba, là khi nhà vua mở hội. Mẹ con Cám sắm sửa quần áo đẹp đẽ để đi hội của nhà vua. Nhưng chúng lại mặc kệ Tấm, không mua cho Tấm manh áo nào, mà áo của Tấm thì rách nhiều quá. Nhưng hình như chúng vẫn sợ Tấm chạy đi chơi hội, nên mụ dì ghẻ lại trộn thóc với gạo lẫn vào với nhau, bắt Tấm ở nhà, nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. Nhặt thế đến bao giờ mới xong? Mà xong thì chắc hội cũng tan cả rồi. Ngoài kia, người ta nô nức đi chơi hội, Tấm ở nhà một mình, làm theo yêu cầu của dì ghẻ.
Đó là ba sự kiện khiến mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ngày càng sâu sắc. Đến cả khi, thấy Tấm xuất hiện xinh đẹp lộng lẫy trong hội, đi vừa chiếc giày, được nhà vua đón vào cung làm hoàng hậu, mâu thuẫn ấy bùng nổ hơn bao giờ hết.Vốn bản tính ích kỷ, tham lam, mẹ con Cám không thể chấp nhận được việc kẻ mà mình vẫn coi là người ăn kẻ ở, bõng trở nên xinh đẹp, được vua yêu mến, có được địa vị hoàng hậu. Vì vậy, chúng đã lập mưu giết Tấm, để chiếm đoạt địa vị của Tấm. Ngày giỗ bố, Tấm về nhà, mụ dì ghẻ bảo Tấm trèo lên hái cau, còn mình ở dưới chặt gốc cây đi. Tấm ngã xuống ao mà chết. Mụ lại lột quần áo của Tấm ra cho Cám mặc, rồi đưa Cám vào cung vua thay Tấm. Kể từ đây, mâu thuẫn trong tác phẩm chuyển sang một giai đoạn mới, mà ở đó, Tấm biết phản kháng, đấu tranh cho hạnh phúc của mình.
Mẹ con Cám vẫn giữ nguyên ý bản chất ích kỉ, độc ác của mình. Bao nhiêu lần Tấm trở về, là bấy nhiêu lần chúng tìm cách tiêu diệt Tấm. Lần đầu tiên, Tấm hóa thành chim vàng anh, bay về cung vua. Nhà vua đang đau buồn trước cái chết của Tấm, nay thấy chim vàng anh quấn quýt bên mình thì lại càng không đoái hoài đến Cám. Rồi nhân lúc Cám phơi áo, vàng anh mới nói “Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao”. Cám thấy vậy, vừa sợ lại vừa giận dữ, tìm cách giết chết chim vàng anh rồi đổ lông chim ra vườn.
Nhưng Tấm quyết không chịu thua và lại trở về một lần nữa, trong hình dáng của hai cây xoan đào. Nhà vua lại sai người mắc võng ở đó, ngày ngày ra đó nằm. Cám lại tiếp tục ghen ghét, sai người chặt cây xoan đào đi làm khung cửi. Tiếng khung cửi cứ kẽo kẹt bên tai “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Sợ hãi, Cám đốt khung cửi đi, và lần này, sợ Tấm lại trở lại một lần nữa, Cám sai người đổ tro đi thật xa. Đúng là lần này, Tấm đã không ở lại hoàng cung nữa, nhưng Tấm lại hóa thành quả thị, để chuẩn bị cho sự trở về với hình dáng con người. Cô Tấm nết na, hiền dịu lại trở về, vẫn xinh đẹp, dịu dàng như xưa.
Bước ngoặt cuối cùng của truyện là khi nhà vua đi săn, đi ngang qua quán của bà hàng nước, thấy quán sạch sẽ nên ghé vào. Thấy miếng trầu têm cánh phượng, vua nhớ ngay đến miếng trầu ngày xưa Tấm hay têm. Nhò đó, vua gặp lại Tấm, cô gái bất hạnh lại được quay về bên vua, tìm lại được hạnh phúc của mình.
Có mâu thuẫn thì phải có cách hóa giải triệt để. Tác giả dân gian hóa giải mâu thuẫn ấy bằng cách để Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám. Thấy Tấm trở nên trắng tréo, xinh đẹp hơn, Cám hỏi Tấm làm sao để được như vậy. Tấm lừa Cám rằng mình tắm bằng nước sôi, rồi sai người đun nước, giội xuống người Cám khiến nó nhăn răng ra mà chết. Mụ dì ghẻ ở nhà nghe tin vậy cũng lăn đùng ra chết. Từ đây, hạnh phúc của Tấm được nguyên vẹn, mâu thuẫn được giải quyết triệt để, không bao giờ tái diễn.
Trí tuệ dân gian đã từng bước, từng bước xây dựng mâu thuẫn trong truyện. Các sự kiện, tình tiết được sắp xếp, tổ chức hợp lí, tự nhiên, đúng logic. Và cuối cùng, cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả hoàn toàn hợp lí với nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động. Các bước phát triển của cốt truyện kết hợp với những yếu tố hoang đường kì ảo,làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Thế mới nói, chính văn học dân gian đã làm nền móng cho văn học viết sau này. Các nhà văn giai đoạn sau đã học được rất nhiều điều bổ ích trong kho tàng văn học dân gian, mà “Tấm Cám” là một trong số đó.
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 3
Diễn biến của truyện là diễn biến của những sự việc nổi bật gắn với những biến cố trong cuộc đời Tấm.
Chiếc yếm đỏ: Tấm bị Cám lừa và giành mất chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ là ước mơ nhỏ bé đầu tiên trong cuộc đời Tấm, cũng là phần thưởng cho sự chăm chỉ tháo vát mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cám lừa lấy đi chiếc yếm đỏ là tước đoạt đi không chỉ quyền lợi chính đáng mà còn là ước mơ của Tấm. Đây là mâu thuẫn đầu tiên, mâu thuẫn được tạo nên bởi lòng tham của Cám.
Con cá bống: một sinh vật nhỏ bé nhưng là người bạn gần gũi gắn bó nhất của Tấm, là món quà quý giá mà Tiên Bụt đem đến cho cô Tấm hiền lành. Tấm đã chia sẻ với bống không chỉ bát cơm ít ỏi hàng ngày mà còn là tất cả tâm tình giản dị hồn hậu của mình. Cho bống ăn, trò chuyện với bống là niềm vui, là giá trị tinh thần lớn nhất trong cuộc sống của Tấm. Mẹ con Cám bắt bông làm thịt là hủy hoại đi niềm hạnh phúc duy nhất thuộc về Tấm. Đây là mâu thuẫn trên vấn đề quyền lợi tinh thần, mâu thuẫn được tạo nên bởi sự ích kỉ, ganh ghét độc ác của mẹ con Cám.
Thử giày: ngày hội, Tấm muốn đi trẩy hội. Đó là khao khát được giao hòa trong đời sống cộng đồng. Mẹ con Cám trộn thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt thể hiện rõ ý đồ sẵn sàng vùi dập mọi niềm vui của Tấm, quyết không cho Tấm được hưởng bất kỳ niềm hạnh phúc nào, Tấm thử giày và trở thành Hoàng hậu, bước lên đỉnh cao của hạnh phúc. Sự kiện này cũng khiến cho mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám được đẩy lên đỉnh điểm, trở thành một mâu thuẫn sâu sắc khó có thể dung hòa được mà cần có sự giải quyết. Đến đây mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã chuyển thành xung đột dữ dội mang tính chất sống còn. Vì nó dụng đến quyền lợi vật chất cao nhất gắn với vinh hoa, phú quý, giàu sang.
Tấm chết là cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả (đây là kết cục tất yếu phải xảy ra bởi lẽ trong mâu thuẫn này Tấm hoàn toàn yếu ớt và bị động, còn mẹ con Cám lại quá tàn nhẫn và mang dã tâm muốn tiêu diệt Tấm đến cùng).
Tấm chết và quá trình hóa thân là bước phát triển mới của diễn biến truyện. Đầu tiên, Tấm hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt của mình, lên tiếng cảnh cáo kẻ thù. Bị giết, cô lại hóa thân thành cây xoan đào làm chiếc khung cửi và công khai tuyên chiến với kẻ thù. Bị hủy hoại một lần nữa Tấm ẩn mình trong quả thị thơm quay trở về với đời và trừng phạt kẻ thù của mình một cách không thương tiếc. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của xung đột. Mẹ con nhà Cám quyết truy đuổi Tấm đến cùng, tìm mọi cách tiêu diệt Tấm. Tấm cũng không chịu để mình phải chết oan ức trong im lặng nên liên tiếp khẳng định sự tồn tại của mình và tấn công kẻ thù, càng về sau càng mạnh mẽ, cương quyết.
Như vậy, diễn biến của các sự kiện cho thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột gay gắt giữa Tấm và mẹ con Cám. Ban đầu mới chỉ là những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi – vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình hàng ngày, về sau là mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi xã hội và biến thành xung đột một mất một còn. Mâu thuẫn và xung đột đó ngày càng cao độ do sự phát triển của hai tuyến nhân vật. Mẹ con nhà Cám thì tàn nhẫn độc ác và quyết, tâm muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng, về phía Tấm ban đầu bị động, yếu ớt chỉ biết khóc lóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuối cùng đã tự vùng lên chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta cần chú ý, tuy hóa thân, nghĩa là quyết xuất hiện để khẳng định quyền lợi chán chính nhưng Tấm đều bị giết. Chỉ phản ứng cuối cùng, Tấm mới giết kẻ hãm hại, đã trở thành kẻ thù của cô. Có nghĩa là, nhân dân lao động vốn dĩ hiền lành, nhẫn nhịn, chỉ mong chung hưởng hạnh phúc, thanh bình. Nhưng nếu dồn họ đến cùng thì phản ứng của họ rất bạo liệt.
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 4
Trước hết mâu thuẫn và xung đột trong Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ gia đình bình dân, bình thường , phổ biến xã hội. Gia đình phụ quyền và mối quan hệ dì ghẻ- con chồng ; cùng cha khác mẹ. Đó là mâu thuẫn xung quanh vấn đề quyền lợi và tinh thần trong cuộc sống thường ngày.
Sự ganh ghét đố kị giữa Tấm và Cám mâu thuẫn của hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm luôn là người chịu thiệt thòi từ khi mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm đi thêm bước nữa – vợ thứ hai là mẹ Cám một mụ đàn bà xấu xa cả vẻ bề ngoài lẫn tâm địa bên trong. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả đi mò cua bắt ốc, làm hết những công việc trong nhà trong khi đó hai mẹ con Cám suốt ngày chỉ ăn chơi, chải chuốt.
Chi tiết “cái yếm đỏ’’ là sự bóc lột về vật chất, “con cá bống’’ là người bạn tâm tình của Tấm (tinh thần) cũng bị mẹ con Cám đoạt lấy. Việc mẹ con Cám trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để khỏi đi chơi hội, cũng là tước đi quyền vui chơi của Tấm. Tuy nhiên các xung đột trên cũng chỉ đang ở phạm vi gia đình, chưa đến mức gay gắt một mất một còn.
Đến lúc Tấm trở thành vợ vua, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
Bên cạnh đó mâu thuẫn và xung đột ở đây còn mang ý nghĩa xã hội là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa lao động và bóc lột, giữa thật thà gian trá. Tấm đại diện cho những người lao động lương thiện cho cái thiện mẹ con Cám đại diện cho những kẻ bất lương cho cái ác.
Phân tích mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám – Mẫu 5
Truyện kể về mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, xung đột ấy được diễn ra từ đầu cho tới cuối truyện.
Sự ganh ghét đố kị giữa Tấm và Cám mâu thuẫn của hai chị em cùng cha khác mẹ.Tấm luôn là người chịu thiệt thòi từ khi mẹ Tấm mất sớm, cha Tấm đi thêm bước nữa – vợ thứ hai là mẹ Cám một mụ đàn bà xấu xa cả về bề ngoài lẫn tâm địa bên trong. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả đi mò cua bắt ốc, làm hết những công việc trong nhà trong khi đó hai mẹ con Cám suốt ngày chỉ ăn chơi, chải chuốt.
Chi tiết “cái yếm đỏ” là sự bóc lột về vật chất, “con cá bống” là người bạn tâm tình của Tấm (tinh thần) cũng bị mẹ con Cám đoạt lấy. Việc mẹ con Cám trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt để khỏi đi chơi hội, cũng là tước đi quyền vui chơi của Tấm. Tuy nhiên các xung đột trên cũng chỉ đang ở phạm vi gia đình, chưa đến mức gay gắt một mất một còn.
Đến lúc Tấm trở thành vợ vua, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
Như vậy, diễn biến của cốt truyện cho ta hình dung về xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật:
Tuyến mẹ con Cám: càng ngày càng tỏ ra độc ác hơn, tàn nhẫn hơn. Tuyến nhân vật Tấm, từ những hành động và phản ứng yếu ớt, cô đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc đích thực của mình.
Tấm Cám là một trong các tác phẩm tiêu biểu, nổi bật nhất trong kho tàng cổ tích dân gian Việt Nam. Xuyên suốt tác phẩm đề cao tinh thần thiện sẽ thắng ác, người tốt sẽ được trả ơn. Với những bài văn tham khảo được nêu ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về tác phẩm này.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10