Lớp 10

Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến giúp các em học sinh lớp 10 nắm vững kiến thức về Trung Quốc thời Tần – Hán, sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường, Trung Quốc Thời Minh, Thanh. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Lịch sử 10 chương III trang 36.

Soạn Sử 10 bài 5 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài.

Bạn đang xem: Lịch sử 10 Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

Lý thuyết bài Trung Quốc thời phong kiến

1. Trung Quốc thời Tần – Hán

Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau

Thời Tần: 221 TCN -206 TCN

– Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.

– Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.

– Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

Đế chế Tần năm 210 TCN

Nhà Hán: 206 TCN – 220

– Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.

– Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường

– Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

Kinh tế phát triển toàn diện:

+ Thực hiện chế độ quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

+ Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

+ Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

Chính trị : Từng bước hoàn thiện chính quyền từ TW xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.

Tiếp tục chính sách xâm lược: chiếm Nội Mông, Tây vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhà Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Đến cuối thời Đường: Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh

Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:

– Nhà Minh thành lập (1638 – 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.

– Nhà Thanh thành lập 1644 – 1911.

Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ – người làm thuê.

+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.

– Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

Chính sách của nhà Thanh:

– Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

– Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”

-> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: đạt nhiều thành tựu rực rỡ

Tư tưởng

– Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

– Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường

Sử học:

Tư Mã Thiên với bộ sử ký.

Văn học

+ Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường

+ Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh – Thanh.

Khoa học kỹ thuật: Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực hàng hải, nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt, và kỹ thuật xây dựng các cung điện phục vụ cho chế độ phong kiến.

Giải bài tập SGK Lịch sử 10 trang 36

Câu 1

Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Gợi ý đáp án

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc, vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng

Dưới thời Tần các giai cấp mới được hình thành:

  • Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
  • Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa: Nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

Quan hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến kiến hiện. Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.

Câu 2

Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý đáp án

Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

  • Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,… làm cho năng suất tăng.
  • Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
  • Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

Chính trị:

  • Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
  • Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 3

Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

Gợi ý đáp án

Tư tưởng:

  • Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
  • Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

Sử học

  • Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên
  • Thời Đường, Sử quán được thành lập

Văn học

  • Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
  • Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…

Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,….

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!