Lớp 7

KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 53 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi bài tập chủ đề 4: Tốc độ.

Soạn KHTN 7 Bài tập chủ đề 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 53. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi từ bài 1 đến bài 4 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Khoa học tự nhiên 7: Bài tập Chủ đề 4 Tốc độ, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN Lớp 7: Bài tập Chủ đề 4

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 4

Bài 1

Một chiếc xe đi được quãng đường 600 m trong 30 s. Tốc độ của xe là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án

Áp dụng công thức tính vận tốc: v=frac{s}{t}

Tốc độ của xe là:

v=frac{s}{t}=frac{600}{30} =20: (m/s)

Bài 2

Một chiếc xe đang đi với tốc độ 8 m/s.

a. Xe đi được bao xa trong 8 s?

b. Cần bao lâu để xe đi được 160 m?

Gợi ý đáp án

a. Quãng đường chiếc xe đi được trong 8 s là:

s = v.t = 8.8 = 64 m.

b. Thời gian cần thiết để xe đi được 160 m là:

t=frac{s}{v} =frac{160}{8} =20s

Bài 3

Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của chuyển động (hình 8.6)

Gợi ý đáp án

Từ đồ thị, tại vị trí O của đồ thị kẻ đường vuông góc với trục thời gian tại vị trí 4 s. Cũng từ vị trí đó kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 20 m.

Vật đi được quãng đường 20 m trong khoảng thời gian 4 s.

Áp dụng công thức tính tốc độ của chuyển động:

v=frac{s}{t} =frac{20}{4} =5m/s

Bài 4

Trong hình 8.7, đường màu đỏ và đường màu xanh lần lượt biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của xe A và xe B trong một chuyến đi đường dài.

a. Tính quãng đường xe A đi được trong một giờ đầu tiên.

b. Tốc độ của xe A thay đổi như thế nào trong giờ thứ 2 của chuyến đi?

c. Xe B chuyển động nhanh hơn hay chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên?

Gợi ý đáp án

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm A. Từ điểm A kẻ đường vuông góc với trục quãng đường cắt tại vị trí 50 km. Vậy quãng đường xe A đi được trong 1 giờ đầu là 50 km.

Tốc độ xe A trong 1 giờ đầu:

v_{1} =frac{s_{1} }{t_{1}}=frac{50}{1} =50km/h

+ Tại vị trí 2 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu đỏ (đồ thị của xe A) tại điểm C. Từ điểm C kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 70 km. Vậy quãng đường xe A đi trong giờ thứ 2 tương ứng với đoạn đồ thị AC là s = 70 – 50 = 20 km.

Tốc độ xe A đi được trong giờ thứ 2 là:

v_{2} =frac{s_{2} }{t_{2}}=frac{20}{1} =20km/h

Như vậy, ta thấy tốc độ xe A đi trong 1 giờ đầu lớn hơn tốc độ xe A đi trong giờ thứ 2 là:

v1 – v2 = 50 – 20 = 30 km/h.

Vậy tốc độ xe A giảm 30 km/h trong giờ thứ 2 của chuyến đi.

+ Tại vị trí 1 h trên trục thời gian kẻ đường vuông góc với trục thời gian cắt đồ thị đường màu xanh (đồ thị của xe B) tại điểm B. Từ điểm B kẻ đường vuông góc với trục quãng đường tại vị trí 25 km. Vậy quãng đường xe B đi được trong 1 h đầu tiên là 25 km.

Tốc độ xe B đi được trong 1 h đầu tiên là:

v_{B} =frac{s_{} }{t_{}}=frac{25}{1} =25km/h

Khi đó v1A > v1B nên xe B chuyển động chậm hơn xe A trong một giờ đầu tiên.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!