KHTN Lớp 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 169, 170, 171, 172 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật của Chương X: Sinh sản ở sinh vật.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 41 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
Em hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật
Trả lời:
Ví dụ về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sự sinh sản của sinh vật:
- Độ ẩm và nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều làm giảm hiệu quả thụ phấn và thụ tinh, làm tăng số hạt lép ở thực vật.
- Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng ở động vật. Ví dụ: Cá chép chỉ đẻ ở nhiệt độ trên 15oC.
- Điều chỉnh ánh sáng có thể làm cho gà đẻ 2 trứng/ ngày.
- Trứng rùa được ấp ở nhiệt độ nhỏ hơn 230C vào 1/3 của kỳ ấp trứng thì rất hiếm nở; trứng được ấp ở nhiệt độ lớn hơn 330C trong thời gian dài sẽ làm chết phôi trứng không nở được.
Vận dụng những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống
Câu 1: Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
Trả lời:
Điều khiển số con và giới tính của đàn con có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi, ta có thể điều khiển số con và giới tính của đàn con để đáp ứng tốt nhất mục đích, nhu cầu mong muốn của người chăn nuôi
Câu 2: Em hãy nêu một số thành tựu về điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi?
Trả lời:
Nuôi cấy phôi ở bò: Người ta dùng hormone kích thích trứng chín và rụng, cho trứng đó thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm để phát triển thành phôi, tùy từng đối tượng mà người ta đem cấy ngay phôi đó vào tử cung con cái hoặc tách phôi thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi mới rồi cấy vào tử cung của các con cái để tạo ra số lượng con lớn.
Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm cho trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7