Lớp 7

KHTN Lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi phần hỏi, luyện tập, vận dụng trang 19→25 sách Cánh diều 7. Đồng thời hiểu được kiến thức về cấu tạo, ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 19. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 3 Chủ đề 2 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Cánh diều. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7 Bài 3 Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

I. Trả lời câu hỏi thảo luận KHTN 7 Bài 3

Câu 1

Cho biết điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6, 14, 8, 15, 7, 16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới

C ? O
Si ? ?

Gợi ý đáp án 

Bảng chi tiết

C N O
Si P S

Câu 2 

Hình 3.1 cho biết các thông tin gì về nguyên tố carbon?

Gợi ý đáp án 

Từ hình 3.1, ta biết được các thông tin sau:

Số hiệu nguyên tử của carbon là 6

Kí hiệu hóa học: C

Tên nguyên tố: Carbon

Khối lượng nguyên tử carbon: 12

Câu 3

Quan sát bảng tuần hoàn, cho biết số hiệu nguyên tử, số lớp electron lần lượt của nguyên tử carbon (C) và aluminium (Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn? Từ đó cho biết số lớp electron của C và Al

Gợi ý đáp án 

– Nguyên tố carbon:

+ Có số hiệu nguyên tử: 6

+ Nằm ở chu kì 2

Số lớp electron của C là 2

– Nguyên tố nhôm:

+ Có số hiệu nguyên tử: 13

+ Nằm ở chu kì 3

Số lớp electron của Al là 3

Câu 4

Quan sát hình 3.5 và bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Li (lithium) và Cl (chlorine). Hai nguyên tố đó nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

Gợi ý đáp án 

Xét mô hình cấu tạo của nguyên tử lithium: Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

=> Thuộc nhóm IA

Xét mô hình cấu tạo của nguyên tử chlorine: Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng

=> Thuộc nhóm VIIA

Câu 5

Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm

Gợi ý đáp án 

Vị trí kim loại: nằm ở phía bên trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn

Vị trí phi kim: nằm ở phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn

Vị trí khí hiếm: tất cả các nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA

II. Giải phần Luyện tập KHTN 7 Bài 3

Bài 1

Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16 và 20 trong bảng tuần hoàn. Đọc tên hai nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của hai nguyên tố đó

Gợi ý đáp án

– Nguyên tố có số thứ tự 16:

+ Tên nguyên tố: Sulfur

+ Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự: 16

+ Kí hiệu hóa học: S

+ Khối lượng nguyên tử: 32

– Nguyên tố có số thứ tự 20:

+ Tên nguyên tố: Calcium

+ Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự: 20

+ Kí hiệu hóa học: Ca

+ Khối lượng nguyên tử: 40

Bài 2

Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu kì nào và có mấy lớp electron

Gợi ý đáp án

Nguyên tố có số thứ tự 15 là nguyên tố phosphorus, nằm ở hàng số 3

=> Nguyên tố đó nằm ở chu kì 3 và có 3 lớp electron

Bài 3

Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết một số thông tin về nguyên tố natri và argon (số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, chu kì, số electron ở lớp ngoài cùng)

Gợi ý đáp án

– Xét mô hình nguyên tử Sodium:

+ Số hiệu nguyên tử: 11

+ Điện tích hạt nhân: +11

+ Có 3 vòng tròn quanh hạt nhân

=> Số lớp electron = chu kì = 3

+ Có 1 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng

=> Có 1 electron ở lớp ngoài cùng

– Xét mô hình nguyên tử Argon:

+ Số hiệu nguyên tử: 18

+ Điện tích hạt nhân: +18

+ Có 3 vòng tròn quanh hạt nhân

=> Số lớp electron = chu kì = 3

+ Có 8 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng

=> Có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Bài 4

Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X. Nguyên tố X nằm ở ô nào và chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

Gợi ý đáp án

Chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí

=> Khí oxygen

– Tên nguyên tố: Oxygen

Oxygen nằm ở ô số 8, hàng số 2

=> Oxygen thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn.

Bài 5

Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào và đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm

Gợi ý đáp án

Xét nguyên tố có số thứ tự 9:

+ Nằm ở nhóm VIIA => Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và thuộc phi kim hoạt động mạnh

– Xét nguyên tố có số thứ tự 18:

+ Nằm ở nhóm VIIIA => Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và là khí hiếm

– Xét nguyên tố có số thứ tự 19:

+ Nằm ở nhóm IA => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thuộc kim loại hoạt động mạnh

Bài 6

Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một số thông tin của nguyên tố X (tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Gợi ý đáp án

Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA => Hàng số 2, cột VA

=> Nguyên tố phosphorus

+ Tên nguyên tố: Phosphorus

+ Kí hiệu hóa học: P

+ Khối lượng nguyên tử: 31

+ Ví trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = số hiệu nguyên tử = 15

+ Ô nguyên tố có màu hồng

Nguyên tố đó là phi kim

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!