Lớp 7

KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 7 trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên của phần Mở đầu.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 1 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 1

Câu 1

Quan sát hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Hình 1.1

Trả lời:

Hiện tượng quan sát được trong hình 1.1 là hiện tượng mưa tự nhiên.

Đặt câu hỏi: Nước trong các đám mây từ đâu mà có? tại sao mây có thể tạo thành mưa?

Câu 2

Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Hình 1.2

Trả lời:

Phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm:

  • Nhóm động vật có cánh: bồ nông, vịt.
  • Nhóm động vật ăn cỏ: voi, thỏ, tê giác, hươu cao cổ, ngựa vằn, trâu, hà mã.
  • Nhóm động vật ăn thịt: sư tử, cá sấu.

Câu 3

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Câu 4

Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

Câu 4

Trả lời:

Em có thể sử dụng các phép tính toán để xử lí số liệu.

  • Đổi 1cm2 = 100 mm2
  • Số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành là: 36 x 5 x 100 = 18000 tế bào.
  • Số tế bào ở thân cây trưởng thành là: 36 x 10 x 100 = 36000 tế bào.
  • Kết luận: số tế bào ở thân cây trưởng thành gấp đôi số tế bào ở thân cây chưa trưởng. thành.

Câu 5

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả thuyết;
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

Câu 6

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở bước:

  • Hình thành giả tuyết
  • Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Câu 7

Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục.

Trả lời:

Em đã từng đứng trước lớp để thuyết trình.

Bài thuyết trình của em cần khắc phục những điểm sau:

  • Khả năng diễn đạt vấn đề chưa tốt, còn quên nội dung trong quá trình thuyết trình.
  • Em còn chưa tự tin, chưa có sự kết hợp tốt giữa thuyết trình và diễn đạt ngôn ngữ cơ thể.

Câu 8

Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?

Trả lời:

Chức năng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.

Câu 9

Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó.

a) Một người đi xe điểm A đến điểm B.

b) Một viên bi sắt động trên máng nghiêng.

Trả lời:

a) Sử dụng đồng hồ bấm giây.

Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây.

b) Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 1

Bài 1

Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?

a) Gió mạnh dần, mây đen kéo đến, có thể trời sắp có mưa.

b) Người câu cá thấy cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng, có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Trả lời:

a) Kĩ năng quan sát: Gió mạnh dần, mây đen kéo đến.

Kĩ năng liên kết: Gió lớn, mây đen là dấu hiệu cho thấy trời sắp mưa.

Kĩ năng dự báo: Có thể trời sắp có mưa.

b) Kĩ năng quan sát: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng.

Kĩ năng liên kết: Cần câu bị uốn cong và dây cước bị kéo căng là dấu hiệu cá lớn cắn mồi.

Kĩ năng dự báo: Có lẽ một con cá to đã cắn câu.

Bài 2

Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng.

a) Em hãy lựa chọn các dụng cụ, thiết bị phù hợp có trong phòng thí nghiệm để xác định nhiệt độ, khối lượng và thể tích của nước trong cốc.

b) Sau 10 phút, nhiệt độ của nước trong cốc thay đổi thế nào?

c) Em đã sử dụng các kĩ năng nào để giải quyết các vấn đề trên?

Trả lời:

a) Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước.

Sử dụng cân để đo khối lượng cốc nước.

Sử dụng cốc đong, ống đong để đo thể tích nước trong cốc.

b) Sau 10 phút cốc nước tỏa nhiệt ra môi trường, nhiệt độ cốc nước giảm dần.

c) Em đã sử dụng các kĩ năng: Quan sát, liên kết, dự báo, đo, để giải quyết các vấn đề trên.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!