Lớp 8

Hoá học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Hoá 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy giúp các em học sinh lớp 8 củng cố các kiến thức về điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, sản xuất khí oxi trong công nghiệp. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Hóa học 8 chương 4 trang 94.

Việc giải bài tập Hóa học 8 bài 27 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Bạn đang xem: Hoá học 8 Bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải bài tập Hóa 8 Bài 27 trang 94

Bài 1 trang 94 SGK Hóa 8

Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Gợi ý đáp án

Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

b) KClO3. c) KMnO4.

2KClO3  2KCl + 3O2

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

Bài 2 trang 94 SGK Hóa 8

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Gợi ý đáp án

Phòng thí nghiệm Công nghiệp
Nguyên liệu KMnO4, KClO3 không khí, nước
Sản lượng đủ để làm thí nghiệm sản lượng lớn
Giá thành cao thấp

Bài 3 trang 94 SGK Hóa 8

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.

Gợi ý đáp án 

Phản ứng hóa hợp Phản ứng phân hủy
Chất tham gia Hai hay nhiều chất Một chất
Chất tạo thành Một chất Hai hay nhiều chất.

Phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

Phản ứng phân hủy

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Bài 4 trang 94 SGK Hóa 8

Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Gợi ý đáp án

a) Phương trình phản ứng:

Phương trình phản ứng hóa học :

2KClO 3 → 2KCl + 3O 2

2 mol              3 mol

dfrac{2}{3} mol leftarrow 1 mol

Rightarrow {n_{KCl{O_3}}} = dfrac{2}{3}{n_{{O_2}}}

a. Số mol oxi tạo thành : n_{O_{2}}=dfrac{48}{32}=1,5 (mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

n_{KClO_{3}}=dfrac{2}{3}n_{O_{2}}=dfrac{2}{3}.1,5= 1 (mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là :

m_{KClO_{3}}= n.M = 1.(39 + 35,5 + 48) = 122,5 (g).

b) Số mol khí oxi tạo thành : n_{O_{2}}=dfrac{44,8}{22,4} = 2(mol).

Theo phương trình phản ứng hóa học ta có:

n_{KClO_{3}}=dfrac{2}{3}n_{O_{2}}=dfrac{2}{3}.2 ≈ 1,333 (mol).

Khối lượng kali clorat cần thiết là :

m_{KClO_{3}}= n.M = 1,333.(39 + 35,5 + 48) = 163,3 (g)

Bài 5 trang 94 SGK Hóa 8

Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Gợi ý đáp án

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3  CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì từ một chất sinh ra hai chất mới.

Bài 6 trang 94 SGK Hóa 8

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Gợi ý đáp án

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = frac{2,32}{232} = 0,01 mol.

nFe = 3.nFe3O4 = 0,01 .3 = 0,03 mol.

nO2 = 2.nFe3O4 = 0,01 .2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 2.nO2 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04 .158 = 6,32g.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!