Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Địa lý
THPT Nguyễn Đình Chiểu xin gửi đến các thầy cô giáo bộ Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Địa lý. Giáo án được biên soạn theo hình thức giáo án điện tử rất thuận tiện cho thầy cô tham khảo và giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ cho việc giảng dạy.
Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình. Chúc quý thầy cô và các em học sinh lớp 7 những có tiết học hay!
Bạn đang xem: Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Địa lý
Giáo án trọn bộ lớp 7 môn Địa lý
Tiết 1 – Bài 1: DÂN SỐ
Ngày soạn:…../……./………
Ngày dạy:……/……./………
Dạy lớp: 7 A, B
1. Mục tiêu:
– Sau bài học, học sinh cần đạt được:
a, Về kiến thức:
– Nắm được dân số, mật độ dân số, tháp tuổi.
– Nguồn lao động của một địa phương.
– Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
– Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
b, Về kĩ năng:
– Qua biểu đồ dân số nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
– Rèn kĩ năng đọc khai thác thông tin từ biểu đồ dân số và tháp tuổi.
c, Về thái độ: Có thái độ học tập đúng đắn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a, Chuẩn bị của GV: Biểu đồ H 1.1, H 1.2, H 1.3, H 1.4 Phóng to
b, Chuẩn bị của HS: SGK, đọc trước bài ở nhà
3. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức: Sĩ số: 7A:…………..7B:…………..
b. Kiểm tra bài cũ: (Không)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (2’)
Ở lớp 6 chúng ta đã được tìm hiểu về những kiến thức đại cương của trái đất. Lên chương trình lớp 7 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ba phần lớn đó là. Phần một: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG. Phần hai: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ. Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC.
– Số người trên trái đất không ngừng tăng lên và tăng rất nhanh trong thế kỉ XX. Trong đó các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số rất cao đây là một trong những vấn đề toàn cầu cần giải quyết vậy tình hình dân số trên thế hiện nay như thế nào
c. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Ghi bảng |
– GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ “dân số” trang 186 SGK. Hướng dẫn đọc nội dung phần 1 ? Người ta điều tra dân số nhằn mục đích gì? – HS: Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo… Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội. – GV: Hướng dẫn học sinh H1.1 SGK dân số của mỗi quốc gia thường được thể hiện bằng một tháp tuổi – GV: Giới thiệu tháp tuổi và cách đọc tháp tuổi …….. ? Trong tổng số trẻ em ở độ tuổi từ 0 đến 4 tuổi ước tính có bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái? – HS: Ở tháp 1 có 5,5 tr bé trai và 5,5 tr bé gái Ở tháp 2 có 4,5 tr bé trai và 4,8 tr bé gái ? Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp? – HS: Ở tháp 2 số người trong độ tuổi lao nhiều hơn so với tháp 1 ? Hãy nhận xét đặc điểm thân và đáy của hai tháp tuổi? – HS: Ở tháp 1: Thân hẹp đáy rộng Ở tháp 2: Thân và đáy gần bằng nhau ? Vậy tháp tuổi cho chúng ta biết đặc điểm gì? – HS: Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương, một nước. – GV: Hướng dẫn hs nhận biết đặc điểm hình dạng của ba dạng tháp tuổi cơ bản. + Tháp dân số trẻ: Đáy rộng, thân trung bình, đỉnh hẹp. + Tháp tuổi trưởng thành: Đáy trung bình, thân rộng, đỉnh trung bình. + Tháp tuổi già: Đáy trung bình hoặc hẹp, thân trung bình, đỉnh rộng. – GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Các số liệu thống kê …. Gia tăng dân số cơ giới”. Đọc thuật ngữ “tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử” ? Thế nào là gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới? – HS: gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới ? Người ta điều tra dân số liên tục trong nhiều năm nhằm mục đích gì? – HS: Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới. – GV: Hướng dẫn hs quan sát H 1.2 SGK THẢO LUẬN NHÓM ? Nhận xét tốc độ gia tăng dân số theo hai mốc sau. Từ công nguyên đến 1804. 1805 đến 1999? – HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm * Từ công nguyên đến 1840: Dân số tăng từ 300tr đến 1tỉ ng (Tăng 700tr ng chậm) * Từ 1805 đến 1999 là 195 năm tăng từ 1tỉ ng lên 6tỉ ng tăng 5 tỉ ng (tăng rất nhanh). ? Vậy nguyên nhân nào làm cho dân số tăng nhanh trong thế kỉ XX? – GV: Vậy dân số thế giới tăng nhanh có ảnh hưởng như thế nào – GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Dân số thế giới tăng rất nhanh …… kinh tế chậm phát triển” ? Khi nào sự gia tăng dân số tự nhiên trở thành bùng nổ dân số? – HS: Bùng nổ dân số xẩy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 % ? Nguyên nhân nào dẫn đến bùng nổ dân số thế giới? – HS: Dân số thế giới tăng nhanh và đột ngột từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ la tinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. – GV: Hướng dẫn hs quan sát và phân tích hai hình H1.3 và H 1.4 SGK. ? Trong giai đoạn từ năm 1920 đến năm 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn. Tại sao? – HS: Nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn nhóm nước phát triển ? Hậu quả và biện pháp khắc phục hiện tượng bùng nổ dân số là gì? – HS: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm…. đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Bằng các chính sách dân số và phát triển kinh tế – xã hội, nhiều nước đã đạt được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lí, Sự gia tăng dân số thế giới đang có xu thế giảm dần để tiến đến ổn định ở mức trên 1,0%. Dự kiến đến năm 2050, dân số thế giới sẽ là 8,9 tỉ người. ? Bằng hiểu biết thực tế hãy cho biết Việt Nam nằm trong nhóm nước nào? – HS: Việt Nam nằm trong nhóm nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao. | 1. Dân số, nguồn lao động. – Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước – Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương, một nước. 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và XX. (10’) – gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới – Dân số tăng nhanh trong thế kỉ XX đó là những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và y tế. 3. Bùng nổ dân số. – Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1 % – Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa nhóm nước đang phát triển và nhóm nước phát triển |
c, Củng cố: (5’)
PHIẾU HỌC TẬP
– Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu dưới đây.
1. Các cuộc điều tra dân số được tổ chức định kỳ là cơ sở giúp nhà nước
a. Nắm tình trạng sinh, tử
b. Kiểm soát nạn nhập cư trái phép
c. Lập kế hoạch thanh toán nạn mù chữ
d. Có kế hoạch phát triển KT-XH
2. Tháp tuổi cho ta biết những đặc điểm gì của dân số ?
a. Tổng số nam, nữ phân theo độ tuổi.
b. Số người trong độ tuổi lao động.
c. Số người quá và chưa đến độ tuổi lao động.
d. Tất cả đều đúng.
4. Nhìn vào tháp tuổi của dân số Việt Nam ( 1999 ) Tháp tuổi có thể nhận xét:
a. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao, tuổi thọ cao dần.
b. Sinh thấp, tử thấp, tuổi thọ
thấp dần
c. Sinh cao, tử thấp, tuổi thọ cao dần.
d. Sinh thấp, tử cao, tuổi thọ thấp dần
5. Bùng nổ dân số xẩy ra khi:
a. Tỉ lệ sinh cao, tử thấp.
b. Tỉ lệ sinh thấp, tử cao.
c. Tỉ sinh cao, tử cao.
d. Tỉ lệ sinh thấp, tử thấp
d, Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
– Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
– Về nhà làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ.
– Chuẩn bị trước bài 2 “Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới”
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7