Lớp 8

Giải Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng

Giải bài tập SGK Toán 8 trang 108, 109 giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 4: Hình lăng trụ đứng Hình học 8 Chương 4. Qua đó các em sẽ nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ bài tập của bài 4 Chương IV Hình học 8 tập 2.

Lý thuyết bài 4: Hình lăng trụ đứng

Hình lăng trụ đứng

Bạn đang xem: Giải Toán 8 Bài 4: Hình lăng trụ đứng

Hình vẽ dưới đây gọi là lăng trụ đứng.

Hình lăng trụ đứng

Trong hình lăng trụ đứng này:

+ A, B, C, D, A’, B’, C’, D’ là các đỉnh.

+ ABB’A’, BCC’B’,… là những hình chữ nhật, gọi là các mặt bên

+ AA’; BB’; CC’; DD’ song song với nhau và bằng nhau, chúng được gọi là các cạnh bên

+ Hai mặt ABCD và A’B’C’D’ là hai đáy. Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lặng trụ tứ giác, kí hiệu : ABCD.A’B’C’D’

Chú ý:

– Hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.

– Các cạnh bên song song, bằng nhau và vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài cạnh bên được gọi chiều cao của hình lăng trụ đứng.

– Các mặt bên là những hình chữ nhật và vuông góc với hai mặt phẳng đáy.

– Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là những hình lăng trụ đứng.

– Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.

Giải bài tập toán 8 trang 108, 109 tập 2

Bài 19 (trang 108 SGK Toán 8 Tập 2)

Quan sát các lăng trụ đứng trong hình 96 rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây:

Bài 19

Hình a b c d
Số cạnh của một đáy 3
Số mặt bên 4
Số đỉnh 12
Số cạnh bên 5

Gợi ý đáp án:

Hình a b c d
Số cạnh của một đáy 3 4 6 5
Số mặt bên 3 4 6 5
Số đỉnh 6 8 12 10
Số cạnh bên 3 4 6 5

Bài 20 (trang 108 SGK Toán 8 Tập 2)

Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỉnh (như hình 97a).

Bài 20Hình 97

Gợi ý đáp án:

Các hình hộp hoàn chỉnh:

Bài 20

Bài 21 (trang 108, 109 SGK Toán 8 Tập 2)

ABC.A’B’C’ là một lăng trụ đứng tam giác (h.98).

a) Những cặp mặt nào song song với nhau?

b) Những cặp mặt nào vuông góc với nhau?

c) Sử dụng kí hiệu “//” và “⊥” để điền vào các ô trống ở bảng sau:

Bài 21

Bài 21

Gợi ý đáp án:

a) Những cặp mặt phẳng song song nhau: (ABC) // (A’B’C’)

b) Những cặp mặt phẳng vuông góc với nhau: (ABB’A’) ⊥ (A’B’C); (ACC’A’) ⊥ (A’B’C’); (BCC’B’) ⊥ (A’B’C); (ABB’A’) ⊥ (ABC); (ACC’A’) ⊥ (ABC); (BCC’B’) ⊥ (ABC)

c) Điền vào ô trống:

Bài 21

Bài 22 (trang 109 SGK Toán 8 Tập 2)

Vẽ theo hình 99a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình 99b.

Bài 22Hình 99

Gợi ý đáp án:

Các bạn tự vẽ hình vào vở, sau đó dùng kéo cắt rồi gấp lại để được hình lăng trụ đứng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!