Địa lí lớp 4 Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo)
Giải bài tập SGK Địa lí 4 trang 106, 107, 108, 109 giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo). Nhờ đó, sẽ củng cố các dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng giải Địa lý lớp 4 thật thành thạo.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Bạn đang xem: Địa lí lớp 4 Bài 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo)
Lý thuyết bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp theo)
Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm làng nghề thủ công nổi tiếng đạt trình độ tinh xảo.
- Một số làng nghề truyền thống nổi tiếng: làng Bát Tràng (gốm), Vạn Phúc (dệt lụa), làng Đồng Kỵ (đồ gỗ)…
- Những người làm ra các sản phẩm thủ công được gọi là Nghệ nhân.
Chợ phiên
- Chợ phiên diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa tấp nập.
- Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số từ nơi khác đưa đến.
- Chợ phiên của địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến mua, bán.
Giải bài tập SGK Địa lí 4 trang 109
Câu 1
Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Trả lời:
Một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ là:
- Làm gốm
- Dệt lụa
- Làm đồ gỗ
- Làm tranh
- …
Câu 2
Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm.
Trả lời:
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm là:
1. Nhào đất và tạo dáng cho gốm
2. Phơi gốm
3. Vẽ hoa văn
4. Tráng men
5. Nung gốm
6. Thành sản phẩm
Câu 3
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
Trả lời:
Mua, bán hàng hoá là hoạt động diễn ra tấp nập nhất ở các chợ phiên. Hàng hoá bán ở chợ phần lớn là những sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ cho sản xuất và đời sống. Nhìn các hàng hoá bán ở chợ, ta có thế biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng những nghề gì.
Chợ phiên của các địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến chợ mua và bán.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 4