Lớp 6

Địa lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 144, 145, 146, 147 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản của Chương 3: Cấu tạo của trái đất. Vỏ trái đất.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 10 chương 3 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Địa lí 6 Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Phần Nội dung bài học

I. Quá trình nội sinh và ngoại sinh

❓Dựa vào nội dung trong bài và hình 10.1 em hãy cho biết

  • Thế nào là quá trình nội sinh và ngoại sinh
  • Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a ,b, c?
  • Hình nào là kết quả của các quá trình ngoại sinh và hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

Hình 10.1

Gợi ý trả lời

Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng đất làm di chuyển các mảng quá trình kiến tạo, nén ép các lớp đất đá hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất

Quá trình ngoại sinh là quá trình hình thành địa hình xảy ra trên bề mặt Trái Đất bao gồm phá hủy, vận chuyển bồi tụ được.

Bề mặt địa hình thay đổi như sau:

a. Do sóng biển tác động, hàng ngàn năm sau làm thay đổi địa hình, làm tách rời mặt đất tạo thành các đảo nhỏ

b. Do gió tác động thổi vào các mỏm núi khiến sườn núi dần dần bị ăn mòn, biến mất

c. Do các mảng kiến tạo va chạm với nhau tạo thành các ngọn núi và núi lửa, vỏ Trái Đất bị rạn nứt khiến macma ở dưới sâu phun trào ra ngoài trái đất

=> Hình a, b là quá trình ngoại sinh

Hình c là quá trình nội sinh

II. Các dạng địa hình chính

❓Dựa vào hình 10.2, bảng 10.1 và nội dung trong bài, em hãy:

  • Kể tên một số dạng địa hình phổ biến
  • Cho biết các dạng địa hình này khác nhau như thế nào về hình dáng?
  • Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.
  • Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng

Hình 10.2

Gợi ý trả lời

Một số dạng địa hình phổ biến: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi, ….

Đặc điểm của dạng địa hình núi: nhô cao rõ rệt trên mặt đất, gồm đình núi, sườn núi và chân núi

Các dạng địa hình này khác nhau về hình dáng như: đồng bằng có địa hình bằng phẳng cao nguyên có các sườn dốc nhỏ, đồi có địa hình thấp hơn núi, là nơi tiếp nối giữa đồng bằng và núi, núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, cao hơn.

Khác nhau giữa đồng bằng cao và cao nguyên:

  • Đồng bằng: thấp độ cao dưới 200m, bằng phẳng, không có sườn
  • Cao nguyên: độ cao trên 500m, sườn dốc, là dạng địa hình miền núi.

Điểm khác nhau giữa núi và đồi:

  • Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, có độ cao không quá 200m.Nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi
  • Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc, độ cao trên 500m.

III. Khoáng sản

❓Quan sát hình 10.5 và thông tin trong bài:

  • Em hãy cho biết các hình a, b, c, d là khoáng sản nào?
  • Những khoáng sản này có công dụng gì?
  • Hãy kể tên một vài khoáng sản khác mà em biết

Hình 10.4

Gợi ý trả lời
  • Hình a: Đá vôi
  • Hình b: than
  • Hình c: vàng
  • Hình d: kim cương
  • Công dụng: có ích được con người, khai thác sử dụng sản xuất và đời sống
  • Một vài khoáng sản khác mà em biết như: dầu mỏ, vàng, sắt, đá vôi, thạch anh,…

Phần Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập

1. Phân loại quá trình nội sinh và ngoại sinh trong quá trình hình thành địa hình bề mặt trái đất?

2. Cho biết độ cao tuyệt đối của các dạng địa hình chính

3. Tìm hiểu thông tin về hiện trạng khai thác một số loại khoáng sản mà em biết?

Gợi ý trả lời

1. Phân loại:

  • Nội sinh:
    • Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất
    • Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề
  • Ngoại sinh:
    • Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
    • Tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình

2. Độ cao tuyệt đối được đo theo chiều thẳng đứng từ một điểm so với mực nước biển trung bình:

  • Núi: độ cao tuyệt đối trên 500 m
  • Cao nguyên: độ cao tuyệt đối trên 500 m
  • Đồi: độ cao tuyệt đối dưới 200m so với nước biển
  • Đồng bằng: có độ cao tuyệt đối dưới 200m

3. Việc khai thác khoáng sản nói chung và than đá nói riêng nổi lên rất nhiều vấn đề, cụ thể như sau:

  • Quản lý các doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến việc than đá bị khai thác lãng phí
  • Các quy định và sự kiểm soát chưa nghiêm minh của pháp luật khiến có thực trạng các đơn vị khai thác khoáng sản chui còn rất nhiều.
  • Tai nạn trong quá trình khai thác than đá ngày càng trở nên báo động. Việc chưa có đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong khai thác cũng như có quá nhiều các đơn vị khai thác không có giấy phép làm cho nhiều tai nạn thương tâm xảy ra.
  • Đời sống của công nhân trong ngành than còn thấp khiến cho họ có xu hướng nghỉ việc nhiều. Gây ra việc thiếu lao động ở ngành này.

Vận dụng

1. Em hãy tìm thông tin về hang Sơn Đoàng và cho biết hang Sơn Đoòng là kết quả của quá trình hình thành địa hình nào?

2. Nơi em sinh sống thuộc dạng địa hình nào? Dạng địa hình này phù hợp với những hoạt động kinh tế nào?

3. Vì sao ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá

Gợi ý trả lời

1. Một vài thông tin: Hang Sơn Đoòng tại xã Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình– là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Hang là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào. Hang Sơn Đoòng được đánh giá là một bức tranh “Hoành tráng, đẹp đến mức kinh ngạc” với nhiều thạch nhũ có hình thù kỳ lạ,điều đặc biệt nhất có điểm chứa cả rừng cây nguyên sinh đang phát triển ở trong lòng hang. Các nhà khoa học địa chất thế giới nhận định Sơn Đoòng là hang động kỳ vĩ nhất thế giới.

Hang Sơn Đoòng là kết quả của quá trình hình thành địa hình nội sinh

2. Nơi em sinh sống là đồng bằng, nơi đây phù hợp cho các hoạt động kinh tế như: trồng trọt, buôn bán, công thương nghiệp, dịch vụ,…

3. Ngày nay con người phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế cho các tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá là do ngày nay con người khai thác khoáng sản bừa bãi dẫn đến hiện tượng cạn kiệt không phục hồi lại được làm ảnh hưởng đến môi trường sống, thiên nhiên tự nhiên vốn có, chính vì thế việc sử dụng tài năng lượng thay thế cũng là 1 cách để bảo vệ môi trường, thiên nhiên,cuộc sống của chính chúng ta.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!