Lớp 5

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2021 – 2022 tổng hợp lại những câu hỏi lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm trong học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 5. Qua đó, giúp các em nắm thật chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 đạt kết quả cao.

Với đề cương học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí lớp 5 này, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lý lớp 5 năm 2021 – 2022

I. Môn Lịch sử

Bài:

  • Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
  • Đảng cộng sản Việt nam ra đời
  • Xô viết Nghệ- Tĩnh
  • Cách mạng mùa thu

1. Vì sao Nguyễn Tất thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước?

– Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước vì:

– Anh sớm có lòng yêu nước thương dân, có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

– Anh không hoàn toàn tán thành con đường cứu nước của nhà yêu nước trước đó.

2. Tại sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản? Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu, ai chủ trì Vào thời gian nào?

Cần phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để tăng thêm sức mạnh của cách mạng, đoàn kết toàn dân chống lại kẻ thù, giải phóng dân tộc. Hội nghị diễn ra ở Cửu Long thành, Hồng Công do Nguyễn Ái Quốc chủ trì vào ngày 3 -2 -1930

3. Trong những năm 1930-1931 nhiều vùng nông thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra điều gì?

Trong những năm 1930-1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn.

4. Thuật lại sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8/1945

Ngày 19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc biểu tình, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ quan đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm Sai, Sở Mật Thám, Sở Cảnh sát… Chiều ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.

5. Hãy điền vào chỗ chấm các sự kiện lịch sử đúng với các mốc thời gian:

Hãy điền vào chỗ trống (…) thời gian xảy ra một số sự kiện chính trong lịch sử dân tộc từ 1885 đến 1945.

⬜Cách mạng tháng Tám thành công. …………………

⬜Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. ………………….

⬜Phong trào Cần Vương. ………………….

⬜Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. ………………….

⬜Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. ………………….

6. Em hãy điền tiếp những từ thích hợp vào chỗ ……. trong đoạn văn sau để nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám đã phá tan …………………. của thực dân Pháp, lật đổ …………………………. thống trị hơn một nghìn năm, đem lại …………………… cho dân tộc, ………………… cho nhân dân.

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất

1. Ai là người được nhân dân tôn làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”?

A. Nguyễn Trung Trực.
B. Trương Định.
C. Phan Tuấn Phát.
D. Tôn Thất Thuyết

2. Chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với nước ta nhằm mục đích:

A. Khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác.
B. Các nhà máy được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta, cướp đất, lập đồn điền trồng cao su, cà phê ……
C. Để giúp nhân dân ta phát triển kinh tế
D. Cả hai a và b đều đúng.

3.. Tên tuổi của cụ Phan Bội Châu gắn liền với phong trào yêu nước nào?

A. Phong trào Cần Vương.
B. Phong trào Đông Du.
C. Phong trào Duy Tân.
D. Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh

4. Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc là:

A. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
B Tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta.
C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Tất cả các ý trên.

5. Sau Cách Mạng Tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì?

A. Các nước đế quốc và thế lực phản động chống phá cách mạng.
B. “Giặc đói”, “giặc dốt” đe dọa đất nước.
C. Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
D. Kinh tế gặp nhiều khó khăn.

6. Mốc thời gian bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nha Trang- Khánh Hòa là:

A. 19 -12 -1945
B. 23 -10 -1945
C. 23 -10 -1946
D. 19- 12 -1946

ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ:

5. Thứ tự đúng với các mốc thời gian:

(19/8/1945)

(3/2/1930)

(1885)

(5/6/1911)

(2/9/1945)

6. Thứ tự đúng là:

xiềng xích nô lệ

chế độ phong kiến

độc lập

chủ quyền

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng:

1 2 3 4 5 6
B D B D C B

II. Môn Địa lý

Bài:

  • Việt Nam- đất nước chúng ta
  • Vùng biển nước ta
  • Sông ngòi
  • Nông nghiệp

1. Hãy nêu vị trí của nước ta? Phần đất liền giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu ki lô mét vuông? 

– Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Cam- pu -chia, Đông và Nam giáp Biển Đông. Diện tích phần đất liền vào khoảng 330 000 km2 và vùng biển có diện tích rộng gấp nhiều lần đất liền.

2. Nêu vai trò của biển

– Biển có vai trò quan trọng đối với nước ta:

+ Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên lớn (cho ta dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm…)

+ Là đường giao thông quan trọng, ven biển có nhiều cảnh quan đẹp cho ta nhiều nơi nghỉ mát và du lịch hấp dẫn.

3. Nêu đặc điểm và vai trò sông ngòi của nước ta.

– Sông ngòi của nước ta có đặc điểm:

+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn và phân bố rộng khắp trên cả nước. Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn và thay đổi theo mùa. Về mùa lũ, nước sông thường rất đục vì chứa nhiều phù sa.

4 Nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp của nước ta?

Nông nghiệp nước ta bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó trồng trọt là hoạt động sản xuất chinh. Trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị sản xuất nông nghiệp.

5. Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai

⬜Trong một năm, ở nước ta có hai mùa gió chính.

⬜3/4 diện tích nước ta là đồng bằng và frac{1}{4} diện tích là đồi núi.

⬜Nước ta có nhiều rừng, chiếm diện tích lớn hơn cả là rừng ngập mặn.

⬜Nước ta là một nước đông dân và có mật độ dân số cao.

⬜Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

⬜Ngành thủy sản bao gồm hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

⬜Nước ta có 45 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.

⬜Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và nghề thủ công.

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất:

1. Nước ta có dân số tăng:

A. Rất nhanh
B. Nhanh
C. Trung bình
D. Chậm

2. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là:

A. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, gió và mưa thay đổi theo mùa.
B. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa.
C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn gió và mưa thay đổi theo mùa.
D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa.

3. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở phía:

A. Bắc, đông và nam.
B. Đông, nam và đông nam.
C. Đông, nam và tây nam.
D. Đông, nam và tây.

4. Dân tộc ít người đông nhất ở tỉnh Khánh Hoà là

A. Kinh.
B. Ba Na.
C. Ê- đê.
D. Rắc Lây.

5. Các ngành công nghiệp nước ta phân bố tập trung ở:

A. Vùng núi và cao nguyên.
B. Đồng bằng và ven biển.
C. Vùng núi và trung du.
D. Vùng trung du và ven biển.

6. Ở nước ta, loai hình vận tải nào quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá:

A. Đường sắt.
B. Đường ô tô.
C. Đường sông.
D. Đường biển.

ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ:

5. Thứ tự điền đúng: Đ – S – S – Đ – Đ – Đ – S – Đ

Khoanh vào chữ cái trước ý đúng:

1 2 3 4 5 6
B A B D B B

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Địa lý lớp 5

1. Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?

Phần đất liền nước ta giáp với những nước: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.

2. Diện tích phần đất liền nước ta là bao nhiêu? (330 000 km)

3. Nêu đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của nước ta?

  • frac{3}{4} diện tích là đồi núi; frac{1}{4} diện tích là đồng bằng; có nhiều sông ngòi nhưng ít sông lớn.
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa, mùa hạ hay có bão.

4. Dân số tăng nhanh sẽ gây ra hậu quả gì?

  • Kinh tế khó khăn, thiếu việc làm.
  • Bệnh viện, trường học không đáp ứng kịp.
  • Gây ra những tệ nạn xã hội.
  • Gây ô nhiễm môi trường.
  • Ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ,…

5. Nêu vai trò của vùng biển nước ta?

  • Điều hoà khí hậu.
  • Tạo ra nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
  • Tạo điều kiện phát triển giao thông đường biển.
  • Cung cấp tài nguyên: Dầu mỏ, thuỷ sản: cá, tôm, muối,…

6. Trình bày vai trò của sông ngòi?

  • Bồi đắp phù sa cho những vùng đồng bằng màu mỡ.
  • Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống.
  • Là đường giao thông quan trọng.
  • Là nguồn thuỷ điện lớn.
  • Cung cấp nhiều thuỷ sản…

7. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Dân cư tập trung đông đúc ở đâu?

  • Nước ta có 54 dân tộc.
  • Dân tộc Kinh đông nhất.
  • Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng và các thành phố lớn.

8. Nêu những điều kiện để TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?

  • Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
  • Giao thông thuận lợi.
  • Là trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật.
  • Dân cư đông đúc.
  • Có nhiều người lao động có trình độ cao.
  • Có đầu tư nước ngoài.
  • An ninh, chính trị ổn định

9. Hãy kể tên các sân bay quốc tế, những thành phố có cảng biển lớn?

  • Sân bay Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sân bay Nội Bài – Hà Nội.
  • Sân bay Đà Nẵng – Đà Nẵng.
  • Cảng biển lớn: Hải phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Kể tên những con sông lớn của nước ta mà em biết?

Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đồng Nai,..(sông Đà Rằng, sông Thu Bồn, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Lô, sông Đà,…)

11. Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn của nước ta mà em biết?

  • Thuỷ điện: Hoà Bình (sông Đà), Thác Bà, Sơn La, Y-a-ly, sông Hinh, Trị An,…
  • Nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mĩ,…

12. Kể tên các loại hình giao thông của nước ta?

Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

13. Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta và ảnh hưởng của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

  • Biển không bao giờ đóng băng >> Thuận lợi cho việc giao thông trên biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
  • Miền Bắc và miền Trung hay có bão >> Gây thiệt hại về người, nhà cửa, mùa màng.
  • Hằng ngày nước biển dâng lên, hạ xuống >> Thuận lợi cho việc làm muối, tàu bè cập bến.

14. Hãy điền chữ Đ vào trước câu đúng, chữ S trước câu sai:

Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Đ

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. S

Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. Đ

Ở nước ta, ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. S

Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. Đ

Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.S

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 5

1. Viết các sự kiện lịch sử vào sau các mốc thời gian sau:

  • 01. 9.1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
  • 05.6.1911: Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm con đường cứu nước.
  • 03. .1930: Dưới sự chủ trì của NAQ, ĐCSVN ra đời.
  • 19. .1945: Bác Hồ lãnh đạo cuộc CMT8 thành công ở Hà Nội.
  • 02.9.1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.

2. Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em hãy kể tên 3 loại “giặc” mà Cách mạng nước ta phải đương đầu năm 1945?

  • Cụm từ “Nghìn cân treo sợi tóc”.
  • Ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.

3. Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua tình thế hiểm nghèo như thế nào?

  • Cứu đói: Lập “Hũ gạo cứu đói”, thực hiện “Ngày đồng tâm”, Bác Hồ là người gương mẫu đầu tiên, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa. Với những khẩu hiệu: ” Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất, tấc vàng”, “Tăng gia sản xuất ngay”,… Mọi người hăng hái tăng gia sản xuất để cứu đói.
  • Đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho quỹ độc lập và quỹ đảm phụ quốc phòng; tuần lễ vàng đã thu được gần 4 tạ vàng.
  • Giặc dốt: Thực hiện phong trào xoá nạn mù chữ, mở thêm trường học, mở lớp bình dân học vụ, với phương trâm: “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết”. Chỉ trong một thời gian ngắn giặc dốt được đẩy lùi.
  • Giặc ngoại xâm: Bằng các biện pháp ngoại giao mềm dẻo khôn khéo, ta đẩy lùi được quân Tưởng về nước; nhân nhượng với Pháp, tranh thủ thời gian hòa hoãn, tăng cường lực lượng chuẩn bị chiến đấu lâu dài.

4. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch HCM đã khẳng định điều gì và có tác dụng như thế nào?

  • Khẳng định: Quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
  • Tác dụng: Cổ vũ tinh thần đấu tranh của quân và dân ta; nhân dân có niềm tin kháng chiến.

5. Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947?

  • Đập tan âm mưu đen tối của địch.
  • Bảo vệ được cơ quan đầu não.
  • Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững và mở rộng.
  • Ta giành được thế chủ động và đẩy địch vào thế bị động.
  • (Chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ).
  • (Khẳng định tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta; cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta).

6. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền,… nhằm mục đích gì?

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khoáng sản, mở mang đường sá, xây dựng nhà máy, lập các đồn điền,… nhằm mục đích: cướp bóc tài nguyên khoáng sản, bóc lột sức nhân công rẻ mạt.

7. Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?

– Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm những giai cấp tầng lớp: Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,…

8. Hãy nêu thời gian, địa điểm, người chủ trì, kết quả của hội nghị thành lập Đảng?

  • Thời gian: 03.02.1930.
  • Địa điểm: Tại ngôi nhà nhỏ của một công nhân ở Hương Cảng gần Hồng Kông – Trung Quốc.
  • Người chủ trì: Nguyễn Ái Quốc.
  • Kết quả của hội nghị: Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng nước ta từng bước đi tới thắng lợi cuối cùng.

9. Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp:

Đề cương ôn tập môn Lịch sử địa lý lớp 5

10. Sắp xếp các sự kiện lịch sử dưới đây theo trình tự thời gian, bằng cách đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4,… vào ô trống trước mỗi sự kiện lịch sử đó.

Chiến dịch Biên giới. 4

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. 2

Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. 5

Chiến dịch Việt Bắc. 3

Xô viết Nghệ Tĩnh. 1

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!