Lớp 8

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập Hóa học 8 giữa kì 2 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích tổng hợp toàn bộ kiến thức, các dạng bài tập trọng tâm và ma trận đề thi trong chương trình Hóa 8.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 8 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa 8 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài tập được trình bày một cách khoa học. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Đề cương Hóa 8 giữa kì 2, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 8 năm 2021 – 2022

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa 8

– Học thuộc bảng tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, phân loại kim loại, phi kim, hóa trị của các NTHH (SGK – Trang 42)

II. Bài tập ôn thi giữa học kì 2 Hóa học 8

Bài 1 : Lập phương trình hoá học của các phản ứng và cho biết trong các phản ứng sau nào thuộc loại phản ứng hóa hợp? Phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân hủy?

1. H2SO4+ Al(OH)3– – -> Al2(SO4)3 + H2O

2. Ba(NO3)2+ Na2SO4– – -> BaSO4 + NaNO3

3. KClO3 —-> KCl + O2

4. NaHS + KOH ——> Na2S + K2S + H2O

5. Fe(OH)2+ O2 + H2O ——> Fe(OH)3

6. NO2 + O2 + H2O ——> HNO3

7. SO2 + Br2 + H2O ——> H2SO4 + HBr

8. Fe3O4 + HCl —–> FeCl2 + FeCl3 + H2O

9. FeS + O2 —–> Fe2O3 + SO2

10. Fe 3O4+ Al ——-> Fe + Al2O3

11. Fe(OH)3—–> Fe2O3 + H2O

12. KMnO4+ HCl —–> Cl2 + KCl + MnCl2 + H2O

Bài 2 : Nhiệt phân hoàn toàn 12,25g KClO3. Tính thể tích khí O2 ( ở đktc) thu được ?

Bài 3 : Muốn điều chế được 48 g O2 thì khối lượng KClO3 cần nhiệt phân là bao nhiêu g ?

Bài 4 : Muốn điều chế được 2,8 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu ?

Bài 5 : Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng :

a/ Bao nhiêu gam sắt ?

b/ Bao nhiêu lít khí O2 ( ở đktc)?

Bài 6 : Đốt cháy hoàn toàn 5,4g nhôm thu được nhôm oxit. Tính :

a. Thể tích khí O2(đktc) cần dùng ?

b. Số gam K MnO4cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên ?

Bài 7 : Gọi tên, phân loại các oxit sau: CuO, Al2O3, CO2, FeO, SO2, SO3, K2O, P2O5, Na2O, CaO, PbO, N2O5, Fe2O3, BaO, NO2, MgO, N2O

III. Ma trận đề thi giữa kì 2 Hóa học 8

Nội dung kiến thức

Mức độ nhận thức

Biết

Hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1: Điều chế- gọi tên – phân loại oxit

Biết được hợp chất dùng để điều chế khí oxi trong PTN, gọi tên được các loại hợp chất oxit.

Gọi được tên các hợp chất oxit và phân loại được oxit.

Số câu

4 câu

3 câu

1 câu

Số điểm

1,0 điểm

0.75

điểm

1,0 điểm

Tỉ lệ

10 %

7,5 %

10%

Chủ đề 2: Tính chất của oxi, khái niệm oxit, sự oxi hóa, phản ứng Phân huỷ, Hóa hợp. Sự cháy, sự oxi hóa chậm.

Biết được tính chất của oxi, hoá trị của oxi trong các hợp chất oxit, định nghĩa phản ứng phân huỷ, sự cháy.

Xác định được phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp

Số câu

4 câu

1câu

1 câu

1 câu

Số điểm

1,0 điểm

1điểm

0,25

điểm

2,0 điểm

Tỉ lệ

10 %

10 %

2,5%

10%

Chủ đề 3: Cân bằng, tính toán theo PTHH

Cân bằng PTHH cho trước và giải bài toán tìm thể tích chất khí hoặc khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng.

Giải bài toán tính theo PTHH (có tạp chất)

Số câu

1 câu

1 Câu

Số điểm

2điểm

1 điểm

Tỉ lệ

20%

10 %

Tổng số câu

8 câu

4 câu

4câu

2 Câu

1câu

1 câu

Tổng số điểm

2 điểm

1điểm

1 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

Tỉ lệ

20%

10%

10%

30%

20%

10 %

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!