Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2021 – 2022 tóm tắt toàn bộ các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Hóa 10 giữa kì 2. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em học Hóa ôn tập chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài thi giữa học kì 2 sắp tới.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung đề cương giữa kì 2 Hóa học 10, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 môn Hóa học 10
-Khái quát nhóm Halogen | – Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. – Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm halogen. – Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh. – Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen. – Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử… với tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh. |
Một số hợp chất có oxi của clo | – Cấu tạo phân tử, tính chất của Hiđro clorua (tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit – Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. – Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử – Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. |
Flo, Brom, Iot | – Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế đơn chất halogen (Flo, – Tính chất hóa học cơ bản của Flo, Brom, Iot là tính oxi hóa. – Flo có tính oxi hóa mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hóa giảm dần trong nhóm halogen (từ |
II. Bài tập ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10
1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau bằng phương trình hóa học (Mỗi mũi tên ứng với 1 phương trình hóa
học)?
2. Cho các chất: NaCl, KMnO4, KOH, NaOH, Ca(OH)2, H2SO4, H2O. Từ các hóa chất đã cho, viết các phương trình hóa học xảy ra khi điều chế các chất sau trong phòng thí nghiệm:
a. nước giaven.
b. clorua vôi.
c. kaliclorat.
3. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học xảy ra khi
a) cho luồng khí clo qua dung dịch Kali bromua trong một thời gian dài.
b) thêm dần dần nước clo vào dung dịch Kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột.
4. Nhận biết các lọ đựng các hóa chất (bị mất nhãn) dưới đây chứa riêng biệt mỗi chất sau:
a) chất khí: O2, H2, Cl2, CO2, HCl.
b) dung dịch: K2CO3, KCl, KBr, KI.
c) dung dịch: NaNO3, NaBr, NaF, NaI, HCl.
5. Giải thích
a) tại sao khi điều chế HCl, HF từ muối clorua và florua dùng H2SO4 đặc đun nóng, nhưng không thể điều chế được HBr và HI theo phương pháp trên?
b) Tại sao có thể điều chế nước clo nhưng không thể điều chế nước flo?
6. Cho m gam đơn chất halogen X tác dụng hết với Magie thu được 19 gam muối. Mặt khác, cũng cho m gam đơn chất halogen X tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam muối. Xác định tên halogen X?
7. Cho 10,8 gam kim loại R (thuộc nhóm IIIA của bảng tuần hoàn) tác dụng với clo tạo thành 53,4 gam muối.
a) Xác định tên kim loại R?
b) Tính lượng Manganđioxit và thể tích dung dịch axit clohiđric 37% (D =1,19 g/ml) cần dùng để điều chế lượng clo trong phản ứng trên, biết hiệu suất của phản ứng điều chế clo là 80%.
8. Cho 4,8 gam một kim loại R thuộc nhóm IIA (trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) tác dụng hết với dung dịch axit HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định tên kim loại R?
b) Tính khối lượng muối khan thu được?
9. Cho 23,1 gam hỗn hợp A gồm Cl2 và Br2 (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng vừa đủ với 8,85 gam hỗn hợp B (gồm Fe và Zn). Tính % khối lượng của Fe trong B?
……………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa 10
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10