Lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích mà THPT Nguyễn Đình Chiểu giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi cuối kì 1 Văn 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Chân trời sáng tạo

A. Nội dung ôn thi cuối kì 1 Văn 7

I. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản

– Thơ bốn chữ, năm chữ

– Truyện ngụ ngôn

– Truyện ngắn

II. Phần tiếng Việt:

1. Phó từ

2. Dấu chấm lửng

III. Phần tập làm văn: ôn kỹ lý thuyết và thực hành văn biểu cảm

– Cách làm bài văn Biểu cảm về con người

– Các bước làm bài văn Biểu cảm về con người

B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7

đề gồm hai phần

1. Kiểm tra Đọc – Hiểu: Hình thức tự luận

Nhận biết – Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.

2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận

Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự. Chỉ cho một đề duy nhất.

C. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ/Tùy bút

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

D. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi:

(…) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

(…) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. (…)

(Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Biểu cảm.
B. Miêu tả.
C. Nghị luận.
D. Tự sự.

Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào?

A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
D. Tây Nguyên.

Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?

A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”.
B. “Mùa xuân của tôi […] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]”.
C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn […]”.
D. “[…] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng […]”.

Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì?

A. Bọc kín.
B. Oai phong.
C. Cơn gió.
D. Đẹp đẽ.

Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?

A. Sau rằm tháng giêng.
B. Vào ngày mùng một đầu năm.
C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.
D. Trước rằm tháng giêng.

Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên?

A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.
B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.
D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.

Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên?

A. Điệp ngữ.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.

Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…” dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc.

Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết “Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!