Lớp 7

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập.

Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều

I. Nội dung kiểm tra cuối kì 1 HĐTN, HN 7

– Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS sau khi tham gia các chủ đề của hoạt động trải nghiệm trong Học kì I

  • Chủ đề 1: Trường học của em
  • Chủ đề 2: Em đang trưởng thành
  • Chủ đề 3: Thầy cô – Người bạn đồng hành
  • Chủ đề 4: Tiếp nối truyền thống quê hương

– Đánh giá kết quả rèn luyện các năng lực và phẩm chất đã xác định ở từng chủ đề

– Kiến thức các chủ đề đã tìm hiểu ở học kỳ 1.

II. Hình thức kiểm tra cuối kì 1 môn HĐTN, HN 7

Trắc nghiệm kết hợp với tự luận.

  • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
  • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

III. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 HĐTN, HN 7

Câu 1: Thể hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường có ý nghĩa như thế nào với cá nhân mỗi học sinh?

A. Hình thành được thói quen tốt.
B. Có môi trường học tập thoải mái giúp việc học tập được tốt hơn
C. Nhà trường trở nên xanh – sạch – đẹp
D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Việc thể hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường có ý nghĩa như thế nào với nhà trường?

A. Hình thành được thói quen tốt.
B. Có môi trường học tập thoải mái giúp việc học tập được tốt hơn
C. Nhà trường trở nên xanh – sạch – đẹp và góp phần làm giàu đẹp truyền thống của nhà trường
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Người thể hiện hành vi ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường sẽ

A. Được bạn bè quý mến vì có hành vi tốt
B. Làm gia tăng tính đoàn kết của tập thể
C. Góp phần làm giàu đẹp truyền thống của nhà trường
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Cách khắc phục những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là?

A. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp.
B. Cần có những hình phạt làm gương cho những hành vi chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
C. Tổ chức những phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, các buổi lao động công ích để rèn luyện ý thức giữ gìn vệ sinh.
D. Cả A, B, C

Câu 5: Trình tự sắp xếp, vệ sinh lớp học, nhà cửa là gì?

A. Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh ð Phân công thực hiện công việc ð Thực hiện công việc theo kế hoạch ð Nhận xét kết quả thực hiện công việc ð Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.
B. Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh ð Thực hiện công việc theo kế hoạch ð Nhận xét kết quả thực hiện công việc ð Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.
C. Thực hiện công việc theo kế hoạch ð Nhận xét kết quả thực hiện công việc ð Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc
D. Thực hiện công việc theo kế hoạch ð Đề xuất công việc cần sắp xếp, vệ sinh ð Phân công thực hiện công việc ð Nhận xét kết quả thực hiện công việc ð Chia sẻ cảm nhận của em sau khi hoàn thành công việc.

Câu 6: Những khó khăn khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?

A. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.
B. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng.
C. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.
D. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn.

Câu 7: Những thuận lợi khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?

A. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết.
B. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái.
C. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng.
D. Cả A, B đều đúng

Câu 8: Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường

A. Không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
B. Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
C. Đồ đạc lộn xộn, không ngăn nắp
D. Để đồ dùng không đúng vị trí

Câu 9: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ảnh hưởng tích cực như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?

A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
B. Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
C. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh
D. Cả A, B, C

Câu 10: Thói quen bừa bộn, thiếu ngăn nắp bị ảnh hưởng như thế nào đến học tập và cuộc sống của mỗi người?

A. Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp
B. Không gian sống và học tập bừa bộn, gây mất thiện cảm với những người xung quanh
C. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
D. Cả B, C đều đúng

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về cách phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

A. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.
B. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần giữ khoảng cách với thầy cô
C. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần không nên giao tiếp với nhiều bạn
D. Để phát triển mối quan hệ hòa động với thầy cô và các bạn, chúng ta cần kì thị sự khác biệt.

Câu 12: Ý nào sau đây đúng về các cách giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường?

A. Học tập tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện của những anh chị lớp trước.
B. Thực hiện các tiêu chí của “Lớp học hạnh phúc”
C. Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
D. Cả A, B đều đúng

Câu 13: Nhận định nào dưới đây là đúng về cách hợp tác với bạn bè?

A. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn
B. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
C. Để hợp tác với bạn bè, chúng ta có thể lắng nghe hướng dẫn của thầy cô.
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn
B. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô
C. Để phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn, chúng ta phải phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 15: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với các cách hợp tác với thầy cô?

A. Cách hợp tác với thầy cô có thể là xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
B. Cách hợp tác với thầy cô có thể là tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
C. Cách hợp tác với thầy cô có thể là sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
D. Cách hợp tác với thầy cô có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.
B. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ
C. Cách hợp tác với các bạn và giải quyết những vấn đề nảy sinh có thể là phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp.
B. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thân thiện, cởi mở với các bạn.
C. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
D. Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp

Câu 18: Những môn học em có điểm mạnh là những môn

A. Em mệt mỏi khi học
B. Em cảm thấy hứng thú khi học
C. Em thấy khó khăn trong tiếp nhận kiến thức môn học
D. Em khó tập trung khi học

Câu 19: Khi gặp khó khăn trong những môn học, học sinh có thể

A. nhờ thầy cô giảng lại những phần nội dung em còn khó hiểu.
B. trao đổi cách làm bài cùng các bạn, học hỏi kinh nghiệm từ những bạn học tốt trong lớp.
C. làm đầy đủ bài tập về nhà, ôn tập thật kĩ phần kiến thức mình còn chưa nắm chắc.
D. Tất cả các phương án trên.

…………..

Tải File về để xem thêm nội dung Đề cương ôn tập cuối kì 1 HĐTN, HN 7

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!