Đáp án cuộc thi An toàn giao thông Thái Nguyên
Đáp án cuộc thi An toàn giao thông Thái Nguyên giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời 20 câu hỏi cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông trực tuyến” của tỉnh Thái Nguyên.
Cuộc thi tổ chức thành 3 đợt, đợt 1 từ 15/9 – 30/9; đợt 2 từ 01/10 – 31/10 và đợt 3 từ 01/11 – 30/11. Đối tượng tham gia là cán bộ, công nhân viên chức lao động, nhân dân, học sinh, sinh viên đang sinh sống, học tập và công tác trên địa bàn tỉnh. Với nội dung cuộc thi xoay quanh Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia….
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi An toàn giao thông Thái Nguyên
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn nên tự mình tìm hiểu.
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu Luật Giao thông trực tuyến mới nhất – Đợt 1
Câu hỏi 1: Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1- Đỗ xe trên đường phố
2- Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao.
3- Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách.
Câu hỏi 2: Người điều khiển xe mô tô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?
1- Bị nghiêm cấm.
2- Không bị nghiêm cấm.
3- Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Câu hỏi 3: Hành vi điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu có bị nghiêm cấm hay không?
1- Bị nghiêm cấm tùy từng trường hợp.
2- Không bị nghiêm cấm.
3- Bị nghiêm cấm.
Câu hỏi 4: Trong các trường hợp dưới đây, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô cần thực hiện như thế nào?
1- Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, có cài quai đúng quy cách, mặc quần áo gọn gàng; không sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
2- Phải đội mũ bảo hiểm khi trời mưa gió hoặc trời quá nắng; có thể sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh nhưng phải đảm bảo an toàn.
3- Phải đội mũ bảo hiểm khi cảm thấy mất an toàn giao thông hoặc khi chuẩn bị di chuyển quãng đường xa.
Câu hỏi 5: Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không được vượt quá bao nhiêu km/h?
1- 50km/h.
2- 40km/h.
3- 60km/h.
Câu hỏi 6: Khi lái xe trong đô thị và đông dân cư, trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
1- Từ 22h đêm đến 5 giờ sáng.
2- Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
3- Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.
Câu hỏi 7: Khi muốn chuyển hướng, người lái xe phải thực hiện như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1- Quan sát gương, ra tín hiệu, quan sát an toàn và chuyển hướng.
2- Quan sát gương, giảm tốc độ, ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát an toàn và chuyển hướng
3- Quan sát gương, tăng tốc độ, ra tín hiệu và chuyển hướng
Câu hỏi 8: Tại nơi đường giao nhau, khi người điều khiển giao thông ra hiệu lệnh tay giơ thẳng đứng để báo hiệu thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào?
1. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi.
2. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.
3. Tất cả các trường hợp trên.
Câu hỏi 9: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2- Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông.
3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Câu hỏi 10: Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Người tham gia giao thông ở hướng đối diện cảnh sát giao thông được đi, các hướng khác cần phải dừng lại.
2. Người tham gia giao thông được rẽ phải theo chiều mũi tên màu xanh ở bục cảnh sát giao thông.
3. Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại trừ các xe đã ở trong khu vực giao nhau.
4. Người ở hướng đối diện cảnh sát giao thông phải dừng lại, các hướng khác được đi trong đó có bạn.
Câu hỏi 11: Biển báo hiệu hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên nền xanh lam là loại biển gì dưới đây?
1- Biển báo nguy hiểm.
2- Biển báo cấm.
3- Biển báo hiệu lệnh.
Câu hỏi 12: Biển nào báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên?
1. Biển 1
2. Biển 3
3. Biển 2
Câu hỏi 13: Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì dưới đây?
1- Biển báo nguy hiểm.
2- Biển báo cấm.
3- Biển báo hiệu lệnh.
4- Biển báo chỉ dẫn
Câu hỏi 14: Biển nào sau đây cấm các loại xe rẽ trái và quay đầu?
1. Biển 1
2. Biển 3
3. Cả 3 biển.
Câu hỏi 15: Khi gặp biển nào, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía đường bị hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều?
1. Biển 1
2. Biển 2 và 3
3. Cả 3 biển
Câu hỏi 16: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (cả xe máy điện) có hành vi vi phạm nào sau đây bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng?
1. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
2. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
3. Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Câu hỏi 17: Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (cả xe máy điện) có hành vi, vi phạm nào sau đây bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng?
1. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến 10 km/h.
2. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy
Câu hỏi 18: Làn đường là gì?
1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy
2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn
3. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe ô tô chạy an toàn
Câu hỏi 19: Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?
1. Là người điều khiển xe cơ giới
2. Là người điều khiển xe thô sơ
3. Là người điều khiển xe có súc vật kéo
Câu hỏi 20: “Phương tiện tham gia giao thông đường bộ” gồm những loại nào?
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng
3. Cả 2 ý trên
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tổng hợp