Lớp 8

Dàn ý Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay (3 mẫu)

Lập dàn ý Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay mang tới 3 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 8, lớp 9 nắm được cấu trúc, nhanh chóng lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận xã hội của mình.

Điện thoại

Bạn đang xem: Dàn ý Nghị luận về vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay (3 mẫu)

Điện thoại di động không chỉ giúp liên lạc, mà còn giúp xem phim, nghe nhạc, tìm kiếm tài liệu học tập thuận tiện. Sử dụng điện thoại đúng cách, đúng mục đích vô cùng có lợi, chúng ta không nên quá lạm dụng, mà sao nhãng việc học. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Dàn ý Nghị luận về sử dụng điện thoại của học sinh – Mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Những chiếc điện thoại thông minh được sản xuất nhằm phục vụ những mục đích thiết thực nhưng hiện nay một bộ phận học sinh lại sử dụng điện thoại chưa đúng cách với những mục đích chưa tốt gây xao nhãng, ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự lệch lạc trong nhận thức, nhân cách.

2. Thân bài

– Giới thiệu về điện thoại di động:

  • Điện thoại di động là những chiếc điện thoại cầm tay có khả năng di động, công dụng chính là liên lạc, trao đổi thông tin tiện ích từ nhiều vị trí, địa điểm.
  • Ngày nay những chiếc điện thoại ngày càng được cải tiến, thông minh hơn về tính năng, tiện lợi hơn khi sử dụng, không chỉ có chức năng liên lạc mà còn có thể nghe nhạc, chụp ảnh, truy cập web…

– Vai trò của điện thoại di động với học sinh: Việc trang bị điện thoại di động cho học sinh là việc cần thiết, không chỉ tiện lợi cho việc liên lạc mà còn phục vụ đắc lực cho quá trình tìm kiếm tài liệu cho việc học.

– Thực trạng sử dụng điện thoại di động:

  • Một bộ phận học sinh sử dụng chưa thực sự hiệu quả.
  • Ngày càng nhiều hiện tượng học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, dùng điện thoại để nhắn tin, nói chuyện riêng gây mất tập trung, xao nhãng việc học.
  • Đến những tiết kiểm tra, những chiếc điện thoại lại là “phao” cứu sinh để học sinh quay cop, gian lận.
  • Sử dụng điện thoại di động với những mục đích chưa tốt: tải ảnh, xem những văn hóa phẩm đồi trụy, đăng tải những clip, video có nội dung xấu lên mạng nhằm mục đích trêu chọc, hù dọa người khác

– Nguyên nhân:

  • Thứ nhất, điện thoại di động là thiết bị không thể thiếu đối với mỗi con người hiện đại, việc sử dụng điện thoại phổ biến ắt sẽ nảy sinh những vấn đề tiêu cực.
  • Thứ hai là do sự nuông chiều của các bậc phụ huynh với con cái khi cho con sử dụng điện thoại di động từ quá sớm mà không hướng dẫn con cách sử dụng sao cho đúng đắn và hiệu quả.

3. Kết bài

Để sử dụng điện thoại có hiệu quả, bản thân mỗi học sinh cần có ý thức tự giác trong việc học tập, điện thoại có thể hỗ trợ việc học tập nhưng không có nghĩa là lạm dụng nó.

Dàn ý Nghị luận về sử dụng điện thoại của học sinh – Mẫu 2

I. Mở bài

  • Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình điện thoại di động để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập.
  • Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại cầm tay, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.

– Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1973, mang tên Motorola Dynatac, phát minh bởi nhà sáng chế John F. Mitchell và Martin Cooper. Motorola Dynatac mang hình dáng gần giống điện thoại di động ngày nay mặc dù vẫn còn khá cồng kềnh (nặng khoảng 1kg) và không phổ biến. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngày càng được tích hợp nhiều chức năng hơn chứ không còn đơn thuần là nghe và gọi.

2. Bàn luận

a) Thực trạng

– Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học:

  • Sử dụng điện thoại chưa đúng cách: dùng ngay trong các giờ học, để nhắn tin nói chuyện riêng; trong các giờ kiểm tra thì dùng tải tài liệu trên Internet để đối phó…
  • Sử dụng điện thoại với mục đích chưa tốt: dùng tải các hình ảnh, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, hoặc phát tán các clip có nội dung xấu lên mạng; dùng để trêu chọc người khác thái quá (nhắn tin hù dọa, nháy máy)…

b) Nguyên nhân

  • Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người
  • Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình
  • Học sinh lười học, ý thức chưa tốt.
  • Thiếu hiểu biết, lạm dụng các chức năng của điện thoại

c) Hậu quả

  • Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức, sử dụng trong các giờ kiểm tra: tạo ra thói quen lười biếng, ỷ lại…
  • Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.

d) Biện pháp khắc phục

  • Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.
  • Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…
  • Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.

– Hành động:

  • Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.
  • Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
  • Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
  • Luôn có ý thức rèn luyện tu dưỡng bản thân, bồi đắp vốn sống, vốn văn hóa chuẩn mực, phù hợp với luật pháp, đạo đức.

III. Kết bài

  • Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá.
  • Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng.
  • Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.

Dàn ý Nghị luận về sử dụng điện thoại của học sinh – Mẫu 3

I. Mở bài

  • Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, nhu cầu giao tiếp liên lạc bằng điện thoại di động ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn cả.
  • Học sinh được cha mẹ trang bị điện thoại khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều em lại quá lạm dụng điện thoại di động.

II. Thân bài

1. Thực trạng

  • Sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng điện thoại, dùng cả trong giờ học, chỉ để tán gẫu, chơi game, lướt web, dùng làm công cụ sao chép tài liệu trên mạng, lười sáng tạo.
  • Tò mò, khai thác những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phát tán cho nhau, tham gia hành vi bạo lực mạng, bình luận mà không nắm rõ nguồn thông tin gây nhiều hậu quả.

2. Nguyên nhân

  • Xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện.
  • Một số phụ huynh khác thì đơn tuần mua điện thoại cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá.
  • Điện thoại có nhiều chức năng không cần thiết, cha mẹ không quan tâm giám sát.

3. Hậu quả

  • Đam mê điện thoại mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức về không tập trung chú ý nghe giảng.
  • Vấn đề về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài.
  • Thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy … => Gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,…
  • Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng.

4. Biện pháp

  • Thay đổi nhận thức của học sinh, giải thích và hướng dẫn các em sử dụng điện thoại một cách đúng đắn lành mạnh.
  • Cha mẹ cần quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, quản lý nhưng không có nghĩa là xâm phạm vào sự riêng tư, làm vậy chỉ khiến các em thêm chống đối.
  • Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các em.
  • Học sinh chúng ta cần có ý thức tự giác trong học tập, sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, chăm giao tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn.

III. Kết bài

  • Điện thoại di động chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình.
  • Hãy sử dụng điện thoại thông minh một cách thật thông minh và thông thái, chúng ta điều khiển điện thoại chứ đừng để điện thoại điều khiển mình.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!