Lớp 5

Chính tả bài Luật bảo vệ môi trường trang 103

Chính tả bài Luật bảo vệ môi trường trang 103 hướng dẫn các em học sinh nắm vững kiến thức về nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng. Đồng thời biết phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng thật tốt.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng của tuần 11. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Chính tả bài Luật bảo vệ môi trường trang 103

Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 103, 104

Câu 1

Nghe – viết:

Luật Bảo vệ môi trường

Điều 3, khoản 3

“Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

Chú ý:

  • Trình bày đúng một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường.
  • Chú ý viết đúng chính tả những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai: phòng ngừa, ứng phó, suy thoái…

Câu 2

a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.

lắm lấm lương lửa
nắm nấm nương nửa

M: thích lắm / nắm cơm

b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.

trăn dân răn lượn
trăng dâng răng lượng

M: trăn trở / ánh trăng

Trả lời:

Một số từ ngữ đó là:

a)

  • nhớ lắm / nắm tay
  • lấm tấm / nấm rơm
  • tiền lương / nương rẫy
  • ngọn lửa / một nửa

b)

  • trăn trở / ánh trăng
  • dân làng / hiến dâng
  • răn dạy / cái răng
  • uốn lượn / khối lượng

Câu 3

Thi tìm nhanh

a) Các từ láy âm đầu n.

M: náo nức

b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.

M: oang oang

Trả lời:

a) Từ láy âm đầu n: na ná, nai nịt, nài nỉ, năn nỉ, nao nao, náo nức, nắc nẻ, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nơm nớp, nể nang,…

b) Từ gợi tả âm thanh có âm cuối là ng: loong coong, boong boong, loảng xoảng, leng keng, sang sảng, đùng đoàng, ăng ẳng,…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 5

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!