Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

TOP 5 Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST, đề thi giữa kì 2 Toán 7 Chân trời sáng tạo.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 1 
  • Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ hoe và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay.

Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

– Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1. Văn bản “Người ăn xin” thuộc kiểu loại văn bản nào?

A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.

Câu 2. Dáng vẻ của ông lão ăn xin được miêu tả như thế nào?

A. Đôi môi tái nhợt.
B. Đôi mắt đỏ hoe và giàn giụa nước mắt.
C. Áo quần tả tơi thảm hại.
D. Người ăn xin già lọm khọm.

Câu 3. Khi ông lão chìa tay xin, cậu bé có hành động như thế nào?

A. Lục túi và quyết định tặng ông ổ bánh mì mình vừa mua.
B. Lục túi và cho ông số tiền xu trong túi.
C. Xua tay và nói: “Cháu chẳng có gì để cho ông hết!”
D. Lục hết túi nọ túi kia nhưng chẳng có gì để cho ông lão.

Câu 4. Những lời nói và hành động ân cần của cậu bé đã chứng tỏ điều gì?

A. Cậu bé rất thương ông lão ăn xin
B. Cậu bé rất sợ ông lão ăn xin.
C. Cậu bé không thích giúp đỡ ông lão ăn xin.
D. Cậu bé rất ghét ông lão ăn xin.

Câu 5. Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão điều gì?

A. Một chút bánh mì và thức ăn.
B. Sự thông cảm và kính trọng.
C. Một lời xin lỗi mong ông đừng giận.
D. Một chút tiền lẻ để mua áo ấm.

Câu 6. Khi ông lão cảm ơn cậu bé, cậu bé nhận ra, mình đã nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

A. Cậu nhận được sự thương cảm từ ông lão ăn xin.
B. Cậu nhận được lòng biết ơn, sự đồng cảm từ ông lão ăn xin.
C. Cậu nhận được một lời xin lỗi từ ông lão ăn xin.
D. Cậu nhận được một bài học từ ông lão ăn xin.

Câu 7. Từ “Tài sản” có nghĩa là gì?

A. Là vật chất hoặc tinh thần của cậu bé.
B. Là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị của cậu bé.
C. Là của cải vật chất có giá trị của cậu bé.
D. Là tinh thần có giá trị của cậu bé.

Câu 8. Ông lão nói: “Như vậy cháu đã cho lão rồi”, câu nói cho thấy điều gì?

A. Ông lão cảm ơn vì cậu bé đã cho ông thứ gì đó.
B. Ông lão đã thương cảm rằng cậu cũng không có gì cả.
C. Ông lão đã hiểu rằng cậu không có gì để cho lão.
D. Ông lão đã thấu hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

Câu 9. Nêu nội dung chính của câu chuyện?

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1 A

0,5

2 D

0,5

3 D

0,5

4 A

0,5

5 B

0,5

6 B

0,5

7 B

0,5

8 D

0,5

9

* HS nêu được :

– Câu chuyện ca gợi tình thương giữa con người với con người, chỉ cần có tấm lòng giúp đỡ người khó khăn hơn mình dù mình không có gì cũng là một điều đáng trân quý.

1,0

10

* Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Hs có thể nêu 1 trong các bài học sau:

– Hãy biết yêu thương, đồng cảm và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

– Ca ngợi tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm xót thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khổ như ông lão ăn xin.

– Cách cho và nhận trong cuộc sống chỉ cần chân thành, có tấm lòng thì đều đáng quý.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

– Nêu được vấn đề cần nghị luận: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người.

– Giải thích được khái niệm “ Đồng cảm”là gì? “ Chia sẻ” là gì?

+ Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình.

+ Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.

– Bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên: Hs có thể nêu ý kiến tán thành, không tán thành hoặc vừa tán thành vừa không tán thành.

– Sử dụng lí lẽ,

– Nêu bằng chứng.

– Kết hợp lí lẽ và bằng chứng.

Ví dụ: Khi tán thành phải chỉ ra được những mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay đối với tất cả mọi người….)

Mặt lợi của sự đồng cảm và sẻ chia: Là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.

+ Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.

+ Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh (dẫn chứng ).

Mặt hạn chế: Nhiều sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.

* Khẳng định lại ý kiến của bản thân.

– Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế .

– Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình.

2.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.

0,25

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện Tự sự

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100%

Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

– Đoạn văn trên được trích trong văn bản Con hổ có nghĩa.

– Thuộc thể loại văn học trung đại

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên: nhảy nhót, dụi, gầm, chạy, đưa đến.

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

– Đoạn văn trên sử dụng phép nhân hoá

-Tác dụng: Làm cho hổ gần gũi với người và tăng tính hấp dẫn của bài văn

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí cho con người

– Đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: Biết ơn người đã cứu giúp mình.

– Phê phán những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, quên ơn

1.0

Phần II. Viết

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

a.Yêu cầu Hình thức

– Thể loại : Nghị luận

– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b.Yêu cầu nội dung

a.Mở bài: – Giới thiệu Vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”

0,5đ

b.Thân bài : trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

-Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

-Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

-Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. vì

Sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

-Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

(lấy dẫn chứng)

-Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

– Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=>Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

4,0đ

c.Kết bài : Liên hệ bản thân

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc- hiểu:

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

– Phát hiện động từ

-Biện pháp tu từ, tác dụng.

– Hiểu ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận

Mở rộng vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50 %

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:5.0

50%

Số điểm: 1

10%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 7 CTST

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!