Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

TOP 14 Đề kiểm tra giữa học kì 2 KHTN 7 năm 2022 – 2023 bao gồm đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Tài liệu bao gồm đề thi giữa kì 2 KHTN 7 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và sách Chân trời sáng tạo.

Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7, đề thi giữa kì 2 môn Toán 7.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 năm 2022 – 2023 (Sách mới)

  • Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức
  • Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều

Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2

I . TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 2. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc – Nam gọi là gì?

A. La bàn.
B. Nam châm.
C. Kim chỉ nam.
D. Vật liệu từ

Câu 3. Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau
C. Khi hai cực Nam để gần nhau
D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

Câu 4. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 2 cực.
B. 3 cực.
C. 4 cực.
D. 1 cực.

Câu 5. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại

A. Từ trường.
B. Trọng trường.
C. Điện trường.
D. Điện từ trường.

Câu 6. Từ phổ là

A. Hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm.
B. Hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. Hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. Hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.

Câu 7. Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vùng nào?

A. Ở vùng xích đạo.
B. Chỉ ở vùng Bắc Cực.
C. Chỉ ở vùng Nam Cực.
D. Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực.

Câu 8. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

A. đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu.
B. đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
C. đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu.
D. đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu.

Câu 9. La bàn là dụng cụ dùng để

A. xác định vận tốc.
B. xác định nhiệt độ.
C. xác định phương hướng.
D. xác định lực.

Câu 10. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?

A. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam.
B. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc.
C. Kim la bàn chỉ hướng bất kì.
D. Kim la bàn quay liên tục.

Câu 11. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung cấp cho tế bào những gì ?

A. Khí ôxi và chất thải
B. Khí cacbônic và chất thải
C. Khí ôxi và chất dinh dưỡng
D. Khí cacbônic và chất dinh dưỡng

Câu 12. Chuyển hoá cơ bản là

A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 13. Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?

A. Nước tiểu.
B. Mồ hôi.
C. Khí ôxi.
D. Khí cacbônic.

Câu 14. Sự trao đổi chất ở người diễn ra ở mấy cấp độ ?

A. 4 cấp độ.
B. 3 cấp độ.
C. 2 cấp độ.
D. 5 cấp độ.

Câu 15. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là

A. Nước và khí carbon dioxide.
B. Nước và khí oxygen.
C. Chất hữu cơ và khí oxygen.
D. Chất hữu cơ và khí carbon dioxide.

Câu 16. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

A. 15⸰C – 25⸰C.
B. 20⸰C – 30⸰C.
C. 10⸰C – 30⸰C.
D. 25⸰C – 30⸰C.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

a)Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường hay không?

b) Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không?

Câu 2. (1,0 điểm)

a)Viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp.

b)Theo em, những cây có lá tiêu biến, ví dụ cây xương rồi lá biến đổi thành gai thì có thể quang hợp được không? Vì sao?

Câu 3. (1,0 điểm). Quan sát hình vẽ sau và mô tả sự trao đổi khí diễn ra ở lá cây

Câu 4. (1,0 điểm).

a) Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt…) lâu ngày trong túi hút chân không?

b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?

Câu 5. (1,0 điểm). Bà ngoại của Mai có một mảnh vườn nhở trước nhà. Bà đã gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà.

Câu 6. (1,0 điểm). Nêu vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể? Nếu hoạt động hô hấp tế bào bị ngừng lại thì hậu quả gì sẽ xảy ra?

Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7

I. Trắc nghiệm (4 điểm )

Từ câu 1 đến câu 16 mỗi câu đúng chấm 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

B

D

A

A

A

D

B

C

A

C

D

D

C

A

B

II. Tự luận (6 điểm )

Câu

Kiến thức

Điểm

Câu 1

(1,0)

a) Xung quanh bóng đèn điện đang sáng có từ trường.

Vì đèn điện phải được nối với dây điện mang điện thì mới có thể phát sáng nên xung quanh bóng đèn có từ trường

0,25

0,25

b) Có thể biết được từ trường mạnh yếu thông qua các đường sức từ:

+ Đường sức từ màu (dày) thì từ trường mạnh

+ Đường sức từ thưa thì từ trường yếu.

0,25

0,25

Câu 2

(1,0)

a) PT quang hợp:

Nước + Carbon dioxid – Chất hữu cơ + Oxygen

0,5

b) Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.

– Thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa lục lạp (bào quan quang hợp).

0,25

0,25

Câu 3

(1,0)

+ Khi có ánh sáng, cây thực hiện quá trình quang hợp: Khí carbon dioxide khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường bên ngoài.

+ Trong quá trình hô hấp (cây hô hấp suốt ngày đêm): Khí oxygen khuếch tán từ môi trường bên ngoài qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường bên ngoài.

0,5

0,5

Câu 4

(1,0)

a) Khi hút chân không, lượng O2 trong túi đựng gần như bằng 0, do đó quá trình hô hấp tế bào của các loài vi sinh vật phân hủy thịt, cá bị ức chế nên có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt…) lâu ngày mà không bị hư hỏng trong túi hút chân không.

0,5

b) Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta có thể bỏ vào túi rồi hút chân không hoặc rang lên và đặt lạc ở nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh

0,5

Câu 5

(1,0)

– Nếu để cây cải với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và nước cho cây, dẫn đến hiện tượng thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (nguyên liệu của quang hợp);

– Cây bị che lấp lẫn nhau, không nhận đủ ánh sáng để quang hợp (tổng hợp chất hữu cơ) khiến cây sinh trưởng kém, còi cọc.

– Do đó, khi cây mọc với mật độ quá dày thì nên tỉa bớt để cây có đủ ánh sáng và nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả

0,5

0,25

0,25

Câu 6

(1,0)

– Quá trình hô hấp có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

– Nếu hô hấp tế bào bị dừng lại sẽ dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động sống.

0,5

0,5

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu/Số ý

Tổng số điểm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Nam châm

(3 tiết)

4

4

1,0

2. Từ trường (4 tiết)

2

2

2

2

1,5

3. Từ trường Trái Đất (3 tiết)

4

4

1,0

4. Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng

(3 tiết)

4

4

1,0

5. Quang hợp

(8 tiết)

2

2

1

3

2

2,5

6. Hô hấp

(7 tiết)

1

2

3

2,0

7. Trao đổi khí

(2 tiết)

1

1,0

Số câu/ý

16

4

4

1

8

16

10,0

Số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10 điểm

10 điểm

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Ánh sáng là:

A. một chất
B. Một dòng chảy
C. Một dạng năng lượng
D. Một luồng khí .

Câu 2. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo:

A. Đường cong
B. Đường thẳng
C. Đường gấp khúc.
D. Đường tròn

Câu 3. Trong các môi trường sau, môi trường nào là trong suốt và đồng tính?

A. Thủy tinh
B. Nước cô ca
C. Nước mía
D. Nước đường

Câu 4. Khi tia sáng chiếu tới mặt phản xạ của gương phẳng thì tia sáng sẽ :

A. Đi xuyên qua gương
B. Bị hấp thụ trong gương
C. Hấp thụ một phần, phản xạ một phần.
D. Phản xạ lại toàn phần

Câu 5.chiếu 1 tia sáng tới bề mặt một vật ta thu được phản xạ khuếch tán khi:

A. Chỉ có một tia phản xạ theo 1 hướng nhất định.
B. Không thu được tia phản xạ nào
C. Thu được nhiều tia phản xạ theo nhiều hướng
D. Tia sáng xuyên qua vật

Câu 6. Đơn chất là chất:

A. Cấu tạo từ một chất
B. Cấu tạo từ hai chất
C. Cấu tạo từ ba chất
D. Cấu tạo từ bốn chất

Câu 7. Nước có công thức cấu tạo là:

A. HO
B. HO
C. HO
D. HO

Câu 8. Một nguyên tố liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị:

A. Lớn hơn số nguyên tử H
B. Nhỏ hơn số nguyên tử H
C. Bằng số nguyên tử H
D. Gấp đôi số nguyên tử H

Câu 9. Trong công thức NH thì nguyên tố N có hóa trị là:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 10. Trong công thức HO, tỉ lệ phần trăm của khối lượng H là:

A. 10%
B. 11,1%
C. 2%
D. 3 %

Câu 11: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 13. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:

A. Học được
B. Bẩm sinh
C. Hỗn hợp
D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Câu 14: Tập tính động vật là:

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Câu 15: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:

A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể

Câu 16: Biến thái là sự thay đổi:

A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B.Từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứngD. Từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17 (1,0 điểm):

Nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng?

Câu 18 (1 điểm).

Dựng ảnh của vật dạng một mũi tên đặt song song với gương phẳng.

Câu 19 (1,0 điểm):

Dựa vào bảng tuần hoàn các NTHH, hãy chỉ ra hóa trị của các nguyên tố hóa học sau: Na, Cl, Fe, K, I, Mg, Ba, C, Cu, H

Câu 20.(1,5 điểm).

So sánh quá trình trao đổi chất của động vật và thực vật?

Câu 21(1,5 điểm).

Nêu các ứng dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)

(Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng được 0,2 đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C B A D C A B C
Câu 9 10 11 12 13 14 15 16
Đáp án D B A A B D B C

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

17

(1,0đ)

– Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.

-Có kích thước bằng vật và đối xứng với vật qua gương ( khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ 1 điểm thuộc ảnh đến gương)

1,0

18

(1,0đ)

1,0

19

(1,0đ)

Nguyên tố

Hóa trị

Na

I

Cl

I

Fe

II, III

K

I

I

I

Mg

II

Ba

II

C

II, IV

Cu

II, I

H

I

1 ,0

20

(1,5đ)

Giống nhau:

-Hoạt động theo cơ chế khuếch tán ( sự chênh lệch nồng độ CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường ngoài).
– Bản chất đều là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng năng lượng từ các hoạt động sống và CO2. (0,5đ)
Khác nhau.

Thực vật

Động vâth

* Khác nhau:
– ở thực vật không có con đường trao đổi khí.
– bề mặt trao đổi khí ở thực vật gồm khí khổng ở lá, bì khổng ( lỗ vỏ) ở thân cây, rễ cây.
– Ngoài ra ở thực vật ngoài quá trình hô hấp còn có quá trình quang hợp trao đổi khí với môi trường bên ngoài

– ở động vật có con đường trao đổi khí riêng( như khí quản là 1 ví dụ…).
bề mặt trao đổi khí ở động vật thì tùy từng loài khác nhau theo chiều tiến hóa sau:
+ bề mặt cơ thể
+ hệ thống ống khí
+ mang
+ phổi

0 , 5

1 ,0

21

(1,5đ)

+ Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,… Ví dụ: Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín.

+ Điều khiển điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nước nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả. Ví dụ: Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn ra hoa đẹp và to hơn và bền hơn.

+ Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh. Ví dụ: Trồng bắp cải vào mùa đông,…

+ Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất,… Ví dụ: Sử dụng vitamin B1 để làm cây ra rễ nhanh,…

0,375

0,375

0,375

0,375

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Tổng điểm

(%)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Ánh sáng(11 tiết

1

3

2

1

2

5

32,5%

2. Phân tử – Liên kết hóa học (8 tiết)

3

2

1

1

5

22,5%

3. Trao đổi chất. Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cảm ứng ở sinh vật. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.(14 tiết)

5

1

1

1

2

6

45%

Tổng câu

10

1

5

2

1

6

20

Tổng điểm

1

2,75

2,0

1,25

2,0

1,0

6,0

4,0

10,0

(100%)

% điểm số

37,5%

32,5%

20%

10%

60%

40%

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề bán trắc nghiệm

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thanh kim loại là một nam châm.
B. Thanh kim loại làm bằng đồng.
C. Thanh kim loại làm bằng sắt.
D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.

Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?

A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.

Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:

Cực Bắc của nam châm là

A. Ở 2.
B. Ở 1.
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.

Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?

A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

Câu 5: Phát triển ở sinh vật là

A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.

Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là

A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.
B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.
C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.
D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.

Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là

A. quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. vòng đời.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.

Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là

A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.
C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.
D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.

Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.
B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.
D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.

Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là

A. thức ăn.
B. nước.
C. ánh sáng.
D. vật chất di truyền.

Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là

A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.
C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.
D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.

Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì

A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.
B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.

Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là

A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?

A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 – 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 – 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?

A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.

Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng

A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?

Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.

Câu 3:

a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?

b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Đáp án đề thi KHTN giữa kì 2 lớp 7

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. C

2. B

3. B

4. C

5. A

6. D

7. B

8. A

9. D

10. D

11. C

12. B

13. A

14. A

15. A

16. C

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.

Câu 2: (2 điểm)

– Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

– Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Câu 3: (2 điểm)

a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.

b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.

Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 6. Từ

1

1

1

1

1

1

4

3

Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

1

7

1

4

1

1

3

12

7

Tổng số ý/câu

1

8

1

5

1

2

1

1

4

16

100 %

………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 KHTN 7 năm 2022 – 2023

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!