Lớp 7

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều năm 2022 – 2023 bao gồm 4 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Khoa học tự nhiên 7 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra giữa học kì 1 đạt kết quả tốt.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều – Đề 1

Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 7

TRƯỜNG THCS …………..

Lưu ý: Đề bài gồm 03 trang học sinh làm bài vào giấy kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2022 – 2023

Môn: KHTN 7 – Tiết 35, 36

Thời gian làm bài: 60 phút

(Không kể thời gian giao đề)

I.TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).

Chọn chỉ một phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D D rồi ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) là?

A. 2amu
B. 48 amu
C. 64 amu
D. 80 amu

Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các hợp chất?

A. Na2CO3, NaOH,Cu
B. NH3, NaCl, H2O
C. NaCl, H2O, H2
D. HCl, NaCl, O2

Câu 3. Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?

A. Liên kết hydrogen.
B. Liên kết kim loại.
C. Liên kết ion.
D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 4. Fe có hóa trị III trong công thức nào?

A. FeO
B. Fe2O3
C. FeSO4
D. FeCl2

Câu 5. Chọn câu sai

A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia
B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị
C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b
D. Photpho chỉ có hóa trị IV

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của
Rơ-dơ-pho – Bo?

A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C.Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
D.Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 7. Kí hiệu hoá học của nguyên tố carbon là

A. Fe.
B. Cu.
C. C.
D. Al.

Câu 8. Sulfur là tên nguyên tố hóa học được kí hiệu là

A. S
B. Cl
C. Si
D. Ca

Câu 9. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

A. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
B. Chu kì, nhóm.
C. Ô nguyên tố.
D. Chu kì.

Câu 10. Kí hiệu hóa học N là của nguyên tố hóa học nào?

A. Sodium.
B. Nitrogen.
C. Auminium.
D. Oxygen.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 17 (1,5 điểm). Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu 18 (1,5 điểm). a, Viết tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học, hoàn thành bảng sau

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

1

H

6

chlorine

2

Ar

7

magnesium

3

F

8

potassium

4

Li

9

phosphorus

5

Si

10

oxygen

b, Mô tả cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: ô, nhóm, chu kì

Câu 19 (1,0 điểm). Em tính khối lượng của chất theo đơn vị amu: Cl2, H2O, FeO, Al. Hợp chất NaCl thuộc loại liên kết hóa học nào?

Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 7

I. TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu chọn đúng 0,4 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Chọn

C

B

D

B

D

B

C

A

A

B

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm )

Câu

Nội dung

Điểm

17

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước

– Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu

– Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề

– Lập kế hoạch kiểm tra dự án

– Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án

– Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

1,5

18

1. hydrogen

6. Be

2. argon

7. Mg

3. fluorine

8. Al

4. lithium

9. P

5. silicon

10. O

1,0

Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học

– Ô nguyên tố: cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử.

– Chu kì: cho biết số lớp electron, xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần đi từ trái sang phải. gồm 7 chu kì.

– Nhóm: Gồm 8 nhóm A, 8 nhóm B, cho biết số electron lớp ngoài cùng

0,5

19

Tính khối lượng của chất theo đơn vị amu:

+ H2O: 16+ 1.2= 18amu

+ FeO: 56+ 16= 72amu

+ Cl2: 35,5 . 2= 71amu

+ Al: 27amu

0,5

NaCl thuộc loại liên kết ion.

0,5

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn KHTN

Chủ đề

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Mở đầu

1(1,5)

1

1,5

Nguyên tử. Nguyên tố hoá học

2

1 (1,0)

4

1

6

2,5

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

1(0,5)

4

2 (1,0)

3

4

2,5

Phân tử

Phân tử; đơn chất; hợp chất

1(0,5)

2

1

2

1,0

Giới thiệu về liên kết hoá học (ion, cộng hoá trị)

1(0,5)

2

1

2

1,0

Hoá trị; công thức hoá học

2

2

2

1,5

Tổng số ý/ câu

2

8

5

8

2

7

16

10,00

Điểm số

2,0

2,0

3,0

2,0

1,0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

5,0 điểm

1,0 điểm

0 điểm

10 điểm

10 điểm

Đề thi giữa kì 1 KHTN 7 sách Cánh diều – Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7

I Trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên gồm các nội dung:

1. Đưa ra các dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.

2. Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.

3. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

4. Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.

5. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

Thứ tự đúng của phương pháp tìm hiểu môn khoa học tự nhiên là:

A. (1) – 2 -3 -4 -5.

B. 5 – 1 – 4 – 2 – 3.

C. 1 – 3 – 5 – 2 -4.

D. 5 – 4 -3 – 2 -1.

Câu 2: Cho các bước thực hiện kĩ năng đo sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Nhận xét độ chính xác của kết quả đo, căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.

(3) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/ thiết bị đo phù hợp.

(4) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

Trong thứ tự các bước thực hiện phép đo, thứ tự nào đúng?

A. (3) –(1) – (2) – (4)

B. (1) – (4) – (2) – (3)

C. (1) – (3) – (2) – (4)

D. (4) –(3) – (2) –(1)

Câu 3: Trong các đồng hồ sau đồng hồ nào là đồng hồ đo thời gian hiện số sử dụng cổng quang?

A. Đồng hồ nước.

B. Đồng hồ đo thời gian hiện số.

C. Đồng hồ cát.

D. Đồng hồ điện tử.

Câu 4: Con người có thể định lượng được các sự vật hiện tượng tự nhiên dựa vào kĩ năng nào?

A. Kĩ năng quan sát, phân loại.

B. Kĩ năng liên kết tri thức.

C. Kĩ năng dự báo.

D. Kĩ năng đo.

Câu 5: Nguyên tố Aluminium kí hiệu là gì:

A. Al.

B. Fe.

C. Ag.

D. Ar.

Câu 6: Cho sơ đồ cấu tạo của nguyên tử sau.

Số electron của nguyên tử trên là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 7. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là:

A. km/s

B. km/h

C. m/h

D. m/min

Câu 8. Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

A. (1), (3), (2).

B. (3), (2), (1).

C. (1), (2), (3).

D. (3), (1), (2).

Câu 1: Quang hợp là quá trình biến đổi:

A.Nhiệt năng được biến đổi thành hoá năng.

B. Quang năng được biến đổi thành nhiệt năng.

C. Quang năng được biến đổi thành hoá năng.

D. Hoá năng được biến đổi thành nhiệt năng.

Câu 2: Quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở những loại sinh vật nào?

A. Động vật.

B. Thực vật.

C. Vi sinh vật.

D. Động vật, thực vật, vi sinh vật.

Câu 3: Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng tạo ra:

A. Hoá năng.

B. Nhiệt năng.

C. Động năng.

D. Năng lượng.

Câu 4: Trong quá trình hô hấp, tế bào Oxygen đóng vai trò:

A. Sản phẩm.

B. Dung môi.

C. Nguyên liệu.

D. Năng lượng.

Câu 5: Nồng độ Cacbon dioxit gây ức chế hô hấp:

A. 3%→5%.

B. 2% → 4%.

C. 2% → 5%.

D. 8% → 10%.

Câu 6: Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp diễn ra ở:

A. ti thể.

B. Riboxom.

C. Bộ máy gôngi.

D. Không bào.

Câu 7: Hô hấp tế bào là quá trình biến đổi:

A. Glucozơ.

B. Mantozơ.

C. Saccarozơ.

D. Cellulozơ.

Câu 8: Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là:

A. Đảm bảo sự cân bằng Oxy và Cacbonic trong khí quyển.

B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

C. Chuyển hoá Gluxit thành khí Cacbonic, nước và năng lượng.

D. Thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

II. Tự luận: (6 điểm)

Hóa

Câu 1: Viết công thức hoá học của các nguyên tố có tên sau: Hydrogen; Carbon; Oxygen; Sodium;

Câu 2: Cho biết tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử Sodium là 23, số đơn vị điện tích hạt nhân là 11. Tính số hạt mỗi loại trong nguyên tử Sodium và cho biết điện tích hạt nhân của Sodium.

Sinh học

Câu 1: Vì sao trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Câu 2: Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống trên trái đất? Những sinh vật nào có thể quang hợp?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 7

Gợi ý trả lời phần Sinh học

Câu 1:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống vì: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật. Mọi hoạt động sống của cơ thể đều gắn với hoạt động sống của các tế bào và đều cần năng lượng.

Câu 2:

* Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

Quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất vì:

– Sản phẩm của quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng, làm nguyên liệu cho công nghiệp, làm dược liệu,… phục vụ đời sống con người.

– Quang hợp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 giúp điều hòa không khí, cung cấp O2 cho sự sống.

* Những nhóm thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp. Quang hợp ở vi khuẩn có những điểm khác biệt so với quang hợp ở thực vật tảo nhưng sự sai khác đó là không nhiều.

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn KHTN 7

– Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 1 khi kết thúc nội dung:

– Thời gian làm bài: 90 phút.

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

– Cấu trúc:

– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

– Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;

– Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Bài mở đầu (3t)

4

4

1,0

2. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học (7t)

2

1

1

2

2

2,0

3. Tốc độ (6t)

2

1

1

2

2

2,0

4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (16t)

8

1

1

1

8

3

5,0

Số câu TN/ số ý TL

16

3

3

1

16

7

10

Điểm số

4,0

0

0

3,0

0

2,0

0

1,0

4,0

6,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!