Lớp 7

Bài tập Mạch lạc và liên kết

Tính mạch lạc và liên kết trong văn bản là vô cùng quan trọng. Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Bài tập Mạch lạc và liên kết, cung cấp những kiến thức vô cùng hữu ích.

Bài tập Mạch lạc và liên kết
Bài tập Mạch lạc và liên kết

Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để nắm được những kiến thức cần thiết về tính mạch lạc và liên kết trong văn bản.

Bạn đang xem: Bài tập Mạch lạc và liên kết

I. Lí thuyết

1. Mạch lạc

a. Khái niệm

– Mạch lạc trong văn bản là tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản; thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

– Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Vì các câu, các ý xoay quanh một chủ đề, một ý chung.

b. Ví dụ

Hãy phân tích tính mạch lạc của đoạn văn sau:

Sáu giờ, trời hửng sáng. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. Tới bảy giờ, trời gần sáng rõ. Nhưng sương mù dày đặc đang trải ra ở chân trời, và dùng ống nhòm loại tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vật gì. Có thể hình dung được chúng tôi thất vọng và giận dữ đến mức nào!

(Cuộc chạm trán trên đại dương)

– Nội dung: Các câu văn kể về việc những người trên tàu quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”.

– Hình thức:

  • Các câu văn kể lại sự việc theo trình tự thời gian (Sáu giờ…; Tới bảy giờ…).
  • Sử dụng phép liên kết câu: Phép lặp (trời, sáng); phép nối (cùng, tới, nhưng).

2. Liên kết

a. Khái niệm

– Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu

– Để văn bản có tính liên kết, người viết phải làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất với nhau chặt chẽ, đồng thời phải biết nối các câu bằng những phương tiện liên kết thích hợp

b. Ví dụ:

Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh.

Tuy nhiên, điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

  • Nội dung: Vai trò của tháp Ép-phen
  • Hình thức: Phép nối (Tuy nhiên), Phép thế (Tháp Ép-phen – nó – tháp).

II. Bài tập

Câu 1. Xác định tính mạch lạc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Gợi ý:

– Nội dung của truyện: Các câu văn trong văn bản đều kể về việc người thợ mộc dốc hết vốn liếng để đẽo cày.

– Hình thức của truyện:

  • Các câu được kể theo một trình tự thời gian (Từ lúc bắt đầu làm nghề đẽo cày, những lần nghe theo lời người khác, vốn liếng đi đời nhà ma)
  • Sử dụng các phép liên kết (Phép thế: người thợ mộc – anh ta, phép lặp: đẽo cày….)

Câu 2. Xác định tính liên kết trong các trường hợp sau:

a. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thân Nước đành rút quân.

Từ đó oán nặng thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b. Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:

– Chị ơi, em… em – Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngại ngần.

– Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? – Nó nhìn tôi không chớp mắt.

(Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi)

c. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết…

(Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)

d. Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn:

– Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì ta nói chuyện tử tế với nhau, cần gì mà phải làm thanh động lên như thế, người ngoài biết, mang tiếng cả.

Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:

– Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi. Ta nói chuyện với nhau, thế nào cũng xong. Người lớn cả, chỉ một câu chuyện với nhau là đủ. Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau. Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy.

Chí Phèo chẳng biết họ hàng ra làm sao, nhưng cũng thấy lòng nguôi nguôi. Hắn cố làm ra vẻ nặng nề, ngồi lên. Cụ bá biết rằng mình đã thắng, đưa mắt nháy con một cái, cụ quát:

(Chí Phèo, Nam Cao)

Gợi ý:

a.

– Nội dung: Các câu văn kể về kết quả của sự việc Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

– Hình thức:

  • Phép thế: Thần Nước – Thủy Tinh
  • Phép nối: Từ đó

b.

– Nội dung: Các câu văn đều xoay quanh cuộc trò chuyện của nhân vật tôi và Nguyên.

– Hình thức: Phép thế: Nguyên – nó.

c.

– Nội dung: Tội ác về mặt chính trị của giặc Pháp

– Hình thức: Phép lặp (chúng)

d.

– Nội dung: Thái độ của Chí Phèo trước lời nói của bá Kiến

– Hình thức: Phép thế (Chí Phèo – anh – hắn; cụ Bá – cụ)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!