Lớp 3

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều – Tuần 3

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều – Tuần 3 được giới thiệu giúp các bạn học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức đã được học ở tuần 3. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 3

I. Luyện đọc diễn cảm

Bạn đang xem: Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh diều – Tuần 3

Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp. Bác chữ A dõng dạc mở đầu.

Thưa các bạn! Hôm nay, chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng. Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn bạn viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Có tiếng xì xào:

– Thế nghĩa là gì nhỉ?

– Nghĩa là thế này: “Chú lính bước vào. Đầu chú đội chiếc mũ. Dưới chân đi đôi giày da. Trên chán lấm tấm mồ hôi”.

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

– Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

(Cuộc họp của các chữ viết)

II. Đọc hiểu văn bản

Chọn câu trả lời đúng:

Câu 1. Các nhân vật trong truyện gồm?

A. Bác chữ A, Hoàng, Dấu Chấm

B. Hoàng, Dấu Phẩy, Dấu Hỏi

C. Bác chữ An, Dấu Chấm, Dấu Phẩy

Câu 2. Lý do của cuộc họp giữa các chữ viết là gì?

A. Giúp đỡ Hoàng trong việc đặt dấu chấm câu.

B. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết đúng chính tả

C. Giúp đỡ Hoàng trong việc viết chữ đẹp hơn.

Câu 3. Ai là người mở đầu cuộc họp?

A. Dấu Chấm

B. Dấu Phẩy

C. Bác chữ A.

Câu 4. Dấu Chấm được giao nhiệm vụ gì?

A. Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa.

B. Dấu Chân cần nhắc Hoàng đặt dấu chấm đúng chỗ.

C. Cả 2 đáp án trên

Câu 5. Ý nghĩa của câu chuyện?

A. Vai trò của việc viết đúng chính tả

B. Vai trò của dấu chấm câu.

C. Cả 2 đáp án trên

III. Luyện tập

Câu 1. Viết chính tả:

– Học ăn, học nói, học gói, học mở.

– Người không học như ngọc không mài.

Câu 2. Đặt câu với các từ: bỡ ngỡ, ngập ngừng.

Câu 3. Xác định công dụng của dấu gạch ngang trong trường hợp sau:

a.

Hoàng hỏi:

– Cậu mua được mấy quyển sách?

Tôi vui vẻ đáp:

– Tớ mua được ba quyển!

b. Tôi sẽ bắt chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn vào lúc bảy giờ.

Câu 4. Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc bố, mẹ, anh, chị, em…)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!