Lớp 12

Đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe (3 Mẫu)

Viết đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe gồm 3 đoạn văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ ngày một hay hơn, để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới.

Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đoạn văn khác như: đoạn văn về bản lĩnh, đoạn văn nghị luận về lòng vị tha. Chúc các bạn học tốt.

Bạn đang xem: Đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe (3 Mẫu)

Đoạn văn nghị luận về biết lắng nghe

Đôi khi, bạn chỉ nói chứ không chịu lắng nghe. Điều đó thật không tốt nếu bạn mong muốn nhận được sự lắng nghe từ người khác. Lắng nghe là nhiệt tình tiếp nhận, cảm thông, thấu hiểu và chia sẻ với lời nói, thái độ, tình cảm của người khác. Người hạnh phúc là người biết lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ chỉ biết thổ lộ, than vãn. Sự sáng suốt không đến từ việc nói; nó lặng lẽ đến từ việc bạn biết lắng nghe. Được người khác lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được chia sẻ là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống. Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông. Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống.Hãy luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác. Hãy tìm kiếm những âm vang từ cuộc sống một cách chân thành, tập trung và có chọn lọc. Đừng lắng nghe một cách hời hợt bởi sau những gì bạn được người khác chia sẻ, bạn cần làm gì đó để giúp người khác vơi bớt âu lo, gắn kết tình cảm thêm tốt đẹp. Thật đáng trách cho những ai không biết lắng nghe những âm vang từ cuộc sống vốn rất phong phú. Tâm hồn họ sẽ khô héo trong sự ích kỉ, cô đơn và buồn chán. Không biết lắng nghe từ người khác, bạn cũng chẳng thể lắng nghe được chính mình.

Đoạn văn nghị luận về Lắng nghe với lòng thấu cảm

“Bạn có biết chìa khóa để mở cánh cửa tâm hồn mỗi người, để mở cánh cửa hạnh phúc trong gia đình, để mở cánh cửa thành công trong xã hội là gì không? Đó là lắng nghe. Khi bàn về mục đích của lắng nghe, không phải ai cũng giải đáp được: “Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hay cảm thông?”. Theo tôi, để mỗi người sẵn sàng lắng nghe người khác đã khó, để lắng nghe với thái độ chân thành càng khó và muốn lắng nghe để thấu hiểu tâm tư của người khác càng khó hơn. Vì để hiểu được một người không phải chuyện dễ dàng, càng khó khăn hơn nếu chúng ta thiếu trải nghiệm để có thể có thể ngồi lại lắng nghe, chia sẻ làm thỏa mãn người khác. Vậy nên, chúng ta đừng tự làm khó mình, hay chê trách mình không đủ khả năng thấu hiểu họ. Mà khi lắng nghe ai đó chia sẻ việc cần hơn là ta bình tâm lắng nghe với thái độ chân thành. Có thể ta không đủ khả năng để thấu hiểu hết được những điều mà họ chia sẻ. Ai cũng thế thôi, họ hiểu điều đó chứ. Nếu không thể hiểu điều này hãy tự đặt mình vào tình huống để hiểu những gì tôi đang chia sẻ. Vậy nên, chỉ cần lắng nghe, san sẻ với thái độ thật chân thành là đủ. Khi ấy người được lắng nghe sẽ tìm thấy được sự đồng điệu, đồng cảm về tâm hồn rồi. Vậy là chúng ta đã có câu trả lời: Mục đích cuối cùng của lắng nghe là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thể thấu hiểu ta có thể cảm thông, san sẻ với họ. Nhưng cũng cần tránh kiểu lắng nghe hình thức – lắng nghe cho có lắng nghe. Như vậy, không những người chia sẻ bị tổn thương, lạc lõng mà chúng ta còn lãng phí thời gian hay thậm chí có thể mất họ. Vậy đó, cho nên mỗi người cần lắng nghe với thái độ chân thành. Đó là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, để mở cửa hạnh phúc gia đình và mở cánh cửa thành công trong cuộc sống.” Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng, thứ hai là biết lắng nghe người khác nói”.

Viết đoạn văn nghị luận Lắng nghe với lòng thấu cảm

Có người nói rằng “Lắng nghe với lòng thấu cảm là chìa khóa của thành công”. Muốn biết được điều này có chính xác hay không trước hết chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu “lắng nghe”, “thấu cảm” là gì. “. Lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện. Thấu cảm sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét…. Câu nói trên có nghĩa là chỉ cần ta chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác và hiểu được, cảm nhận được suy nghĩ của người khác thì chúng ta sẽ tiến đến thành công. Câu nói này hoàn toàn chính xác bởi chỉ khi chúng ta biết tiếp thu, đồng cảm thì chúng ta mới nắm bắt được người khác như thế con đường thành công của chúng ta sẽ đến dễ dàng hơn. Khi chúng ta biết lắng nghe người khác chúng ta sẽ rút ra được những bài học quý giá cho bản thân từ câu chuyện của họ. Đồng thời khi ta lắng nghe người khác chúng ta cũng sẽ hiểu họ hơn nhận ra được tính cách của họ để nhận định ta có thể học hỏi, giao lưu với người đó không. Lắng nghe với lòng thấu cảm sẽ mang đến hiệu quả bất ngờ trong giao tiếp vì con người có nhu cầu được khẳng định, được công nhận, được đánh giá đúng mức,… Để có thói quen này, mỗi người cần rèn kĩ năng nghe hiểu, biết cảm thông, chia sẻ, quan tâm đến người khác,… Trái ngược với lắng nghe với lòng thấu cảm là những kiểu nghe qua loa, chiếu lệ: nghe để đối đáp, để khống chế, để toan tính – những kiểu nghe hạn chế Sự tương tác giữa người và người. Như vậy chúng ta thấy biết lắng nghe và thấu hiểu sẽ là chìa khóa gần nhất giúp chúng ta đạt tới thành công.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!