Lớp 7

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Cánh diều 7

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Hy vọng tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn đang xem: Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” – Cánh diều 7

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

1. Chuẩn bị

– Văn bản viết về: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. Nhan đề đã thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản ấy.

– Mục đích của văn bản là: Phân tích và chứng minh vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

– Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng đã phục vụ cho việc mục đích của văn bản.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Yếu tố hình thức nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Yếu tố hình thức: lặp âm, dấu chấm lửng

Câu 2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa trên sự tương đồng về các giác quan.

Câu 3. Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Nhịp thơ được sử dụng linh hoạt, chậm rãi.

Câu 4. Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Nguyên nhân: Vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên đường hành quân.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

  • Nội dung chính của văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.
  • Nhan đề đã thể hiện được vấn đề nghị luận của văn bản ấy.

Câu 2. Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

  • Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự của các khổ thơ.
  • Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp của bài thơ.

Câu 3. Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

  • Ý kiến: Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất
  • Lí lẽ: Nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân.
  • Bằng chứng: Không nén được tình cảm với bà, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động…”, “Việc lặp lại nhiều lần từ “Vì”… tuổi thơ”.

Câu 4. Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Ví dụ:

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, là, xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.

Câu 5. Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

  • Mục đích: Làm rõ vẻ đẹp của nội dung và hình thức bài thơ “Tiếng gà trưa”.
  • Các phần trong văn bản đã đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm rõ cho mục đích đó.

Câu 6. Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về vẻ đẹp nội dung, hình thức của bài thơ Tiếng gà trưa.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!