Lớp 10

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thuyết trình về một vấn đề xã hội, nhằm giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội – Cánh diều 10

Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội

1. Định hướng

a. Trong phần Viết, các em đã rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Phần này tiếp tục rèn luyện thuyết trình về một vấn đề xã hội. Yêu cầu là phải trình bày trước người nghe những ý kiến (nhận xét, đánh giá, bàn luận…) của em về vấn đề đó.

b. Để thuyết trình về một vấn đề xã hội, cần lưu ý:

  • Lựa chọn vấn đề thuyết trình.
  • Xác định thời lượng thuyết trình và đối tượng người nghe để lựa chọn nội dung, thông tin phù hợp.
  • Sử dụng ngôn ngữ với nét mặt, ánh mắt, giọng điệu… phù hợp với nội dung bài thuyết trình.

2. Thực hành

Bài tập: Chọn một trong hai vấn đề sau đây để thuyết trình trước lớp:

(1) Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.

(2) Làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

a. Chuẩn bị

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu và lựa chọn vấn đề thuyết trình.
  • Lựa chọn hình thức thuyết trình.
  • Tập thuyết trình.

b. Tìm ý và lập dàn ý

  • Mở đầu: Giới thiệu vấn đề thuyết trình.
  • Nội dung chính: Thuyết trình nội dung một cách hợp lí.
  • Kết thúc: Khẳng định, đánh giá khái quát lại vấn đề cần bàn luận.

c. Nói và nghe

– Người nói:

  • Giới thiệu bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị.
  • Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, các phương tiện hỗ trợ thuyết trình phù hợp.
  • Nói rõ ràng, âm lượng phù hợp, tránh đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn, cần kết hợp ngôn ngữ cử chỉ, ánh mặt…
  • Trả lời các câu hỏi của người nghe (nếu có).

– Người nghe:

  • Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài thuyết trình, những nội dung cần hỏi lại.
  • Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt khích lệ…
  • Hỏi lại những điểm chưa rõ, có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài thuyết trình.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

– Người nói: Rút kinh nghiệm về bài thuyết trình (Đã thuyết trình đầy đủ nội dung? Cách thuyết trình, phong cách, thái độ như thế nào? Các phương tiện hỗ trợ có hiệu quả?…)

– Người nghe: Kiểm tra kết quả nghe (Nội dung ghi chép lại có chính xác không? Thu hoạch được gì về nội dung và cách thức thuyết trình?…)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!